Nhà văn hoá là công trình kiến trúc có ý nghĩa lớn đối với mỗi địa phương và người dân bản địa. Thiết kế nhà 2 tầng văn hoá như thế nào để thể hiện nét đặc trưng và ý nghĩa đó là cực kỳ quan trọng. Vậy tiêu chuẩn xây dựng nhà văn hóa thôn đực quy định ra sao? Hãy tham khảo ngay nội dung bên dưới để biết thêm thông tin cần thiết.
Khái niệm và chức năng của nhà văn hóa thôn. Tiêu chuẩn xây dựng nhà văn hóa thôn
Nhà văn hoá là công trình kiến trúc của từng địa phương, đã có từ rất lâu, thực hiện chức năng riêng biệt, bao gồm:
✔ Nơi tổ chức các sự kiện: Đại hội thể thao, văn nghệ các cấp, công tác tuyên truyền, chương trình tập huấn, hội nghị…
✔ Nơi tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước…
✔ Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác văn hoá cơ sở, phát triển bồi dưỡng năng khiếu trên lĩnh vực văn hoá, văn nghệ.
✔ Địa điểm để người dân sinh hoạt tập thể, cùng nhau tham gia các lễ hội, hoạt động văn hoá để thắt chặt tính đoàn kết tập thể.
✔ Ở một vài địa phương, nhà văn hoá còn là nơi tổ chức lễ cưới cho người dân trong thôn, xã.
Có thể thấy, nhà văn hoá có ý nghĩa lớn đối với đời sống văn hoá của người dân tại địa phương. Đồng thời, cũng là điều kiện và cơ sở để phát triển một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Muốn như vậy, việc xây dựng nhà văn hoá cần thể hiện những đặc trưng của một địa phương, thể hiện tinh thần dân tộc và tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn thiết kế nhà văn hoá.
Tiêu chuẩn xây dựng nhà văn hóa thôn mới nhất
DANH MỤC
Tiêu chuẩn thiết kế nhà văn hóa thôn số 1: Yêu cầu về chiếu sáng mẫu nhà văn hóa thôn, xóm
Cần tận dụng nguồn ánh sáng từ tự nhiên để có thể giảm thiểu tối đa chi phí sử dụng điện, thông qua các thiết kế chi tiết chiếu sáng tự nhiên sau:
✔ Chiếu sáng thông qua cửa sổ của các vách tường bao che
✔ Chiếu sáng bên thông qua hệ thống mái nhà, lỗ lấy sáng ở trên mái và những lỗ sáng nằm ở vị cao nhất của nhà văn hóa
✔ Kết hợp giữa chiếu sáng đứng và chiếu sáng bên
✔ Đảm bảo độ đồng đều hài hòa dù là nhỏ nhất khi thiết kế chiếu sáng cho các phòng: 0,7 chiếu sáng bên và 2.1 khi áp dụng cho hệ thống chiếu sáng hỗn hợp.
✔ Cần ưu tiên sử dụng chiếu sáng tự nhiên cho các phòng có vai trò quan trọng trong nhà văn hóa và tỷ lệ giữa không gian diện tích cửa sổ cùng diện tích sàn phải đúng đảm bảo theo quy định sau: Tỷ lệ giữa diện tích cửa sổ và sàn là ⅓ áp dụng cho phòng triển lãm, đọc sách và phòng mỹ thuật; Tỷ lệ ⅕ dành cho phòng vui chơi giải trí, phòng văn nghệ, phòng học và phòng luyện tập tổng hợp.
✔ Khi ánh sáng nhận được từ mặt trời lên đỉnh điểm, cần sử dụng một vài biện pháp hoặc các thiết bị giúp giảm độ chói, độ lóa do ánh sáng trực tiếp hay phản chiếu gây ra.
✔ Mọi không gian bên trong nhà văn hóa phải được đảm bảo lắp các thiết bị chiếu sáng nhân tạo ,để có thể sử dụng vào buổi tối hoặc những trường hợp không có ánh sáng tự nhiên. Đồng thời, độ chiếu sáng cũng đảm bảo theo quy định như sau:
✔ Các thiết bị điện cần phải được sắp xếp và bố trí một cách hợp lý, thuận tiện cho việc quản lý và kiểm soát. Đồng thời, các đường dây điện nên được dẫn ngầm hoặc âm tường để đảm bảo cho tính an toàn.
Một số quy định cần đặc biệt phải tuân theo khi lắp đặt kỹ thuật điện:
✔ Cần tuân theo TCXD 16:1986 khi thiết kế nhà văn hóa hay lắp đặt các thiết bị chiếu sáng nhân tạo
✔ Lắp hệ thống chống sét theo quy định của TCVN 9385:2012
✔ Lắp, nối đường dây dẫn điện và các thiết bị điện theo TCVN 7447
Tiêu chuẩn xây dựng nhà văn hóa thôn số 2: Yêu cầu về khu đất xây dựng
Khu đất xây dựng cần phải thỏa mãn và đảm bảo đầy đủ những điều kiện sau:
✔ Có môi trường xung quanh xanh, sạch đẹp, phù hợp thích nghi với các hoạt động tập thể và thích hợp cho việc kết nối với thông tin liên lạc, nguồn điện, nước.
✔ Hệ thống giao thông xung quanh phải thuận tiện cho việc đi lại không quá khó khăn cho việc đi lại để dễ dàng nâng cấp và xây dựng nhà văn hóa phục vụ nhu cầu hoạt động trong tương lai.
✔ Khu đất nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, giúp giảm thiểu chi phí đặt xây dựng nền móng hay hệ thống thoát nước trong khu vực.
Quy định về diện tích xây dựng dành cho nhà văn hóa như sau:
✔ Đối với nhà văn hóa có các hoạt động thông thường: quy mô lớn với sức chứa 400 – 500 người có diện tích xây dựng giao động trong khoảng 0,8 – 1 ha; quy mô trung bình với sức chứa 200 – 300 người có diện tích xây dựng giao động trong khoảng 0,6 – 0,7 ha; quy mô nhỏ có với sức chứa 100 – 200 người có diện tích xây dựng giao động trong khoảng 0,4 – 0,5 ha
✔ Đối với nhà văn hóa có các hoạt động đặc trưng của từng vùng miền: quy mô lớn với sức chứa nhỏ hơn 500 người có diện tích xây dựng giao động trong khoảng 0,6 – 0,7 ha; quy mô trung bình với sức chứa nhỏ hơn người có diện tích xây dựng giao động trong khoảng 0,5ha; quy mô nhỏ có với sức chứa 200 – 300 người có diện tích xây dựng giao động trong khoảng 0,3 – 0,4 ha
✔ Hạn chế việc sử dụng hay tận dụng đất nông nghiệp để xây dựng nhà văn hóa. Nếu có thì cần được sự phê duyệt của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
>> Có thể bạn quan tâm: Tiêu chuẩn xây dựng trường tiểu học
Tiêu chuẩn thiết kế nhà văn hóa thôn số 3: Yêu cầu về hệ thống cấp, thoát nước
✔ Cần phải thực hiện và tuân thủ đúng quy định được ghi trong TCVN 4513 và TCVN 4474 về việc thiết kế hệ thống cấp, thoát nước cho trung tâm văn hóa.
✔ Nguồn nước cung cấp cho trung tâm văn hóa phải được lấy hay sử dụng từ hệ thống cung cấp nước chung của địa phương.
✔ Trong trường hợp ở những địa phương đó không có hệ thống sử dụng cấp nước chung, thì được phép sử dụng nguồn nước từ thiên nhiên như: suối, sông,…nhưng phải thông qua những biện pháp kỹ thuật lắng, lọc nước để đảm bảo an toàn sức khỏe người dân.
✔ Đối với việc thiết kế hệ thống nước sạch bên trong nhà văn hóa thì phải tính toán tổng lượng nước sử dụng lớn nhất đáp ứng cho mọi trường hợp và mọi nhu cầu sử dụng nước.
✔ Việc thiết kế các hệ thống nước nóng cục bộ đều được cơ quan chức năng cho phép nhằm phục vụ không gian có nhu cầu cần thiết trong việc sử dụng, chẳng hạn các phòng học tập.
Yêu cầu về hệ thống thông gió, điều hòa không khí và tiếng ồn
Để người dân có không gian hoạt động và sinh hoạt thật thoải mái thì không thể nào thiếu hệ thống điều hòa và thông gió và các yêu cầu về tiếng ồn. Cụ thể như sau:
✔ Thực hiện thiết kế hệ thống điều hòa và thông gió không khí cho các phòng tập trung số lượng lớn người dân đến sinh hoạt như: Phòng đa năng, phòng khán giả, phòng văn nghệ,… để tránh không khí bí bách, ngột ngạt và nguồn nhiệt nóng bức của mùa hè.
✔ Cần đảm bảo nhiệt độ của những phòng được lắp các thiết bị trên nằm trong tính toán theo quy định sau:
✔ Nên thiết kế hệ thống thông gió từ tự nhiên hoặc quạt trần cho các phòng làm việc, học và phòng khán giả từ dưới 400 người. Bên cạnh đó, khu vực nhà vệ sinh cũng cần phải đảm bảo và có các loại hệ thống này để khử mùi giúp không khí sạch sẽ hơn.
Trên đây là toàn bộ các tiêu chuẩn xây dựng nhà văn hóa thôn bạn có thể tham khảo để nắm được các thông tin cơ bản. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ chúng tôi theo Hotline 089 888 6767 để nhận tư vấn kỹ càng.