Tiêu chuẩn vật liệu xây dựng


Vật liệu xây dựng là một trong những yếu tố không thể thiếu khi xây dựng công trình. Để đảm bảo mẫu nhà phố 2 tầng 5×15 hoàn thành kiên cố, bền bỉ thì cần phải đánh giá tiêu chuẩn vật liệu xây dựng trước khi tiến hành khởi công. Vậy cụ thể những tiêu chuẩn này được quy định như thế nào? Mời chủ đầu tư tham khảo ngay nội dung dưới đây.

Tiêu chuẩn vật liệu xây dựng theo quy chuẩn quốc gia

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng mẫu nhà ống 2 tầng nông thôn là quy chuẩn quy định các yêu cầu về kỹ thuật và quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được sản xuất trong nước, nhập khẩu, kinh doanh, lưu thông trên thị trường Việt Nam.

Các sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường bắt buộc phải có chứng nhận hợp quy bao gồm: Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận có năng lực cấp, dấu hợp quy, công bố hợp quy và thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của Sở xây dựng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng lần đầu tiên là QCVN 16:2011/BXD ban hành ngày 30/08/2011. Để đáp ứng sự thay đổi của công nghệ và thị trường, sau đó, ngày 15/09/2014, QCVN 16:2014/BXD ra đời, thay thế QCVN 16:2011/BCD. Tiếp theo vào ngày 29/09/2017, QCVN 16:2017/BXD được Bộ xây dựng ban hành thay thế phiên bản 2014 và áp dụng cho đến hiện nay.

Tiêu chuẩn vật liệu xây dựng theo quy chuẩn quốc gia
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng là quy chuẩn quy định các yêu cầu về kỹ thuật và quản lý chất lượng sản phẩm

Ban hành quy chuẩn quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Doanh nghiệp đúng theo tinh thần của Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 01/01/2019, QCVN 16:2019/BXD đã đưa ra quy định đối với sản phẩm hàng hóa VLXD khi lưu thông trên thị trường, áp dụng phù hợp cho sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước và nhập khẩu, Điểm 1.4.3. Mục 1.4 của QCVN 16:2019/BXD quy định: “Các sản phẩm hàng hóa VLXD… khi lưu thông trên thị trường phải có giấy chứng nhận hợp quy, giấy công bố hợp quy và/hoặc thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy…”, như vậy:

+ Đối với hàng hóa nhập khẩu khi lưu thông trên thị trường cần có giấy chứng nhận hợp quy, giây công bố hợp quy và thông báo kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa (mục 8.1 sau đây).

+ Đối với hàng hóa sản xuất trong nước khi lưu thông trên thị trường cần có giấy chứng nhận hợp quy, giấy công bố hợp quy và thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của Sở Xây dựng nơi tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh.

Đánh giá tiêu chuẩn, chất lượng vật liệu xây dựng

Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước do cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa ban hành theo mẫu số 3 Nghị định 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018.

Căn cứ khoản 1, khoản 2, Điều 20, Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quy định:

Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở địa phương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở địa phương tiến hành việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn quản lý theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

Đánh giá tiêu chuẩn, chất lượng vật liệu xây dựng
Đánh giá tiêu chuẩn, chất lượng vật liệu xây dựng

>> Xem thêm: Tiêu chuẩn đá xây dựng mới nhất

Về kiểm tra chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm, hàng hóa gạch gốm ốp lát có bề mặt trang trí không phẳng

Theo Bảng 1 và Phụ lục E của QCVN 16:2019/BXD quy định kiểm tra 05 chỉ tiêu đối với gạch gốm ốp lát. Đối với gạch gốm ốp lát có bề mặt không phẳng, sẽ không thể có quy định là chỉ thử 03 chỉ tiêu do trong TCVN 6415:2016 không quy định.

Trên thực tế, tổ chức thử nghiệm sẽ xem xét đối với từng loại sản phẩm cụ thể để xác định là chỉ tiêu nào không thể kiểm tra được và có trách nhiệm với kết luận của mình.

Mặt khác, khi áp dụng đối với bề mặt gạch không phẳng sẽ không có căn cứ, cơ sở để xác định chính xác thế nào là “bề mặt không phẳng.

Về tiêu chuẩn vật liệu xây dựng bằng tấm thạch cao

Tại thị trường Việt Nam hiện nay, tấm thạch cao, có chiều dày từ 6,4 đến 25,4 mm và chưa có trường hợp nào có chiều dày nằm ngoài phạm vi này. Các tìm thạch cao quy định trong tiêu chuẩn ASTM C1396/C1396M-17 được phân loại theo mục đích sử dụng, cụ thể như: Tấm tường thạch cao, Tấm nền thạch cao chịu ẩm,… mà không có quy định cho loại Tấm thạch cao chịu ẩm.

Đối với các loại tấm thạch cao chịu ẩm có chiều dày 9,0 và 9,5 mm trên thị trường chủ yếu là Tấm thạch cao tường hoặc Tấm thạch cao trang trí và nhà sản xuất có cải tiến, bổ sung thêm tính năng chịu ẩm cho sản phẩm. Vì vậy, khi thực hiện công tác chứng nhận hợp quy cho 02 loại sản phẩm này sẽ đánh giá theo Tấm thạch cao tường hoặc Tấm thạch cao trang trí và sẽ không đánh giá độ hút nước như đối với Tấm nền thạch cao chịu ẩm.

Đối với Tấm nền thạch cao chịu ẩm: nếu có chiều dày nằm ngoài phạm vi của tiêu chuẩn sẽ không đánh giá chất lượng vi không có cơ sở để thực hiện.

Về lấy mẫu, chứng nhận hợp quy đối với các loại ống và phụ tùng

ại Khoản 7 Mục Vụ Bảng 1 – QCVN 16:2019/BXD có quy định về quy cách mẫu cho các loại ống. Trong đó, Mục 7.1 và Mục 7.2 có quy định về quy cách mẫu đối với cả ống và phụ tùng

Đối với Mục 7.3, quy cách lấy mẫu tương tự tại Mục 7.1 và Mục 7.2.

Đối với Mục 7.4 và Mục 7,5, quy cách mẫu là như nhau và chỉ lấy mẫu đối với ống, không lấy mẫu đối với phụ tùng. (Quy cách mẫu như quy định tại Mục 7.4 – Bảng 1 – QCVN 16:2019/BXD).

Về lấy mẫu, chứng nhận hợp quy đối với các loại ống và phụ tùng
Về lấy mẫu, chứng nhận hợp quy đối với các loại ống và phụ tùng

Về đá bazan


Sản phẩm đá bazan không thuộc danh mục phải thực hiện chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo QCVN 16:2019/BXD.

Tiêu chuẩn vật liệu xây dựng chính là yếu tố cốt lõi để chủ đầu tư xác định chất lượng từng loại vật liệu. Nếu chủ đầu tư cần tư vấn và báo giá chi tiết đối với mỗi vật liệu, vui lòng liên hệ Hotline 089 888 6767 để nhận tư vấn kỹ càng.