TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM
TCXDVN 266 : 2002
NHÀ Ở – HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG ĐỂ ĐẢM BẢO NGƯỜI TÀN TẬT TIẾP CẬN SỬ DỤNG
LỜI NÓI ĐẦU
TCXDVN 266 : 2002 được biên soạn căn cứ vào Pháp lệnh về người tàn tật: Điều 26: “Việc đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo công trình nhà ở, các công trình công cộng và thiết kế chế tạo các dụng cụ sinh hoạt, các phương tiện giao thông, liên lạc phải tính đến nhu cầu sử dụng thuận tiện của người tàn tật, trước hết là người tàn tật các dạng vận động, thị giác, đồng thời phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành:
TCXDVN 266 : 2002 do Viện Nghiên cứu Kiến trúc và Ban soạn thảo “Quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng công trình đảm bảo sử dụng của người tàn tật tại Việt Nam” biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ – Bộ Xây dựng đề nghị và được Bộ Xây dựng kí ban hành.
TCXDVN 266 : 2002 được biên soạn với sự hợp tác và tài trợ của Ủy ban Tổng thống Mỹ về việc làm cho người tàn tật (PCEPD) và Hội trợ giúp người tàn tật Việt Nam (VNAH).
NHÀ Ở – HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG ĐỂ ĐẢM BẢO NGƯỜI TÀN TẬT TIẾP CẬN SỬ DỤNG
Residents – Guidance of accessible design and construction for people with disabilities
- Phạm vi áp dụng
Hướng dẫn này áp dụng khi xây dựng mới các loại nhà ở đảm bảo cho người tàn tật vận động và khiếm thị tiếp cận sử dụng, đồng thời khuyến khích áp dụng cho việc cải tạo, nâng cấp các khu nhà ở cũ có tính đến nhu cầu sử dụng của người tàn tật.
- Tiêu chuẩn viện dẫn
– QCXDVN 01 : 2002 – Quy chuẩn xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.
– TCVN 4451 : 1987 – Nhà ở – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế.
– TCXDVN 264 : 2002 – Nhà và công trình – Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.
- Thuật ngữ, định nghĩa
Các thuật ngữ sử dụng trong hướng dẫn này đã được định nghĩa trong Quy chuẩn xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.
- Quy hoạch khu nhà ở
4.1. Quy hoạch xây dựng nhà ở để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng cần tuân theo tiêu chuẩn TCVN 4451 : 1987. Nhà ở – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế.
4.2. Nhà ở để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng được đặt ở các vị trí ưu tiên sau:
– Thuận lợi về giao thông, dễ đến cho người tàn tật.
– Gần những nơi có công viên, cây xanh, đường đi dạo.
– Gần các trung tâm dịch vụ thương mại, dịch vụ công cộng, gần trung tâm chăm sóc sức khỏe.
4.3. Trong các khu ở phải thiết kế đường và hè phố thuận lợi cho người tàn tật sử dụng. Tại các lối vào nhà ở phải làm đường dốc, vệt dốc lên vỉa hè cho xe lăn của người tàn tật.
4.4. Trong khu nhà ở phải có biển báo, biển chỉ dẫn cho người tàn tật
4.5. Khi thiết kế nhà ở cho người tàn tật ngoài việc tuân theo yêu cầu trong hướng dẫn này còn phải tuân theo TCXDVN 264 : 2002 – Nhà và công trình – Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.
- Giải pháp thiết kế
5.1. Bãi để xe và điểm chờ xe
5.1.1. Bãi để xe phải bố trí chỗ để xe cho người tàn tật. Bãi để xe được bố trí cứ 100 xe có 2 đến 3 chỗ để xe cho người tàn tật. Chỗ để xe cho người tàn tật phải được đặt ngay cạnh đường dốc hoặc lối ra vào của ngôi nhà và phải có biển báo, biển chỉ dẫn.
5.1.2. Bên cạnh chỗ đỗ xe phải có khoảng không gian thông thủy để cho người tàn tật đi xe lăn lên xuống. Chiều rộng từ 900mm đến 1200mm, đối với trường hợp xe buýt chiều rộng phải là 2500mm (xem hình 1). Nếu bố trí vị trí để hai xe của người tàn tật liền nhau thì có thể dùng chung một đường cho xe lăn.
5.1.3. Tại các điểm chờ xe phải thiết kế vệt dốc hay đường dốc đảm bảo cho người tàn tật đến được các phương tiện giao thông. Các điểm chờ xe phải được chiếu sáng tối thiểu là 54lux và có mái che. Chi tiết thiết kế đường dốc, vệt dốc lấy như quy định ở điều 5.2.
Hình 1: Kích thước quy định cho một chỗ đỗ xe
5.2. Đường dốc
5.2.1. Các lối ra vào nhà ở để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng phải không có sự thay đổi độ cao đột ngột, nếu có sự thay đổi độ cao phải thiết kế đường dốc. Đường dốc đảm bảo cho người tàn tật sử dụng phải phẳng, không gồ ghề, có độ nhám.
5.2.2. Đường dốc lối vào chính dành cho người tàn tật dùng xe lăn có:
– Độ dốc cho phép từ 1/10 đến 1/33. Độ cao đường dốc và độ dài đường dốc xem bảng 1.
– Chiều rộng đường dốc không được nhỏ hơn 1000mm. Xem hình 2, 3, 4.
– Bố trí chiếu nghỉ khi chiều dài đường dốc lớn hơn 9000mm. Chiều dài chiếu nghỉ không được nhỏ hơn 2000mm và ở các khoảng cách đều nhau không quá 9000mm (xem hình 5 và hình 6).
– Hai bên đường dốc phải bố trí tay vịn. Chi tiết thiết kế tay vịn xem ở điều 5.12.
Chú thích:
1) Khi đường dốc chuyển hướng phải bố trí chiếu nghỉ hình chữ L mỗi chiều dài 2000 mm.
2) Khi đường dốc có độ thoải lớn hơn 1/33 thì không cần có chiếu nghỉ.
Bảng 1: Độ dốc, chiều cao và chiều dài đường dốc (mm)
– Độ dốc của đường dốc | 1/10 | 1/12 | 1/14 | 1/19 | 1/20 | 1/33 |
– Chiều cao cho phép của mỗi đoạn dốc | 600 | 750 | ||||
– Chiều dài cho phép của mỗi đoạn dốc | 6000 | 9000 | 12000 | 14000 | 14000 | 25000 |
Hình 2: Phối cảnh đường dốc (đáy rộng)
Hình 3: Phối cảnh đường dốc kéo dài
Hình 4: Phối cảnh đường dốc lên có lề liên tục
Hình 5: Mặt bằng đường dốc ngoài nhà
Hình 6: Mặt bằng đường dốc có chiếu nghỉ ở góc
5.2.3. Ở phía đầu và phía cuối của đường dốc, phải có khoảng trống để xe lăn có thể di chuyển được, kích thước không được nhỏ hơn 1500mm.
5.2.4. Phải bố trí lan can, tay vịn ở cả 2 phía đường dốc. Nếu một bên đường dốc có khoảng trống thì phía chân lan can, tay vịn nên bố trí gờ an toàn có chiều cao không nhỏ hơn 50mm hoặc bố trí rào chắn xem hình 7.
5.2.5. Đường dốc cho người khiếm thị có lan can phụ làm thấp, có tấm lát dẫn hướng và đánh dấu vị trí chỉ dẫn tới đỉnh của đường dốc, chiếu nghỉ, chiếu đợi.
Hình 7: Lan can an toàn của đường dốc
5.3. Lối ra vào
5.3.1. Đối với nhà ở không thể thiết kế đường dốc thì phải thiết kế lối ra vào có bậc thuận tiện cho người đi lại khó khăn như người chống nạng, chống gậy và người khiếm thị. Lối ra vào có bậc phải đảm bảo những yêu cầu sau:
– Chiều cao bậc cho phép 120mm đến 160mm.
– Bề rộng mặt bậc cho phép 300mm đến 400mm
– Không dùng bậc thang hở.
– Phải bố trí chiếu nghỉ ở bậc phía trên cùng.
– Nếu bậc thềm quá 3 bậc thì hai phía của bậc thềm phải bố trí tay vịn. Chi tiết thiết kế tay vịn xem quy định ở điều 5.12 (xem hình 8 và hình 9).
5.3.2. Lối chính vào nhà ở được bố trí trực tiếp vào sảnh chung (không nên thiết kế lối dành riêng chỉ cho người tàn tật). Lối vào chính không dẫn đến phòng ngủ và dễ nhận biết. Lối vào phải có biển báo, biển chỉ dẫn.
5.3.3. Lối vào chính phải có độ cao bằng độ cao sàn nhà hoặc phải có đường dốc đến sàn nhà.
Hình 8: Lối vào có bậc
1. Kích thước nhỏ nhất của khoảng không trước lối vào (1500mm x 1500mm); 2. Cửa lối vào đặt trong hốc tường; 3. Tay vịn kéo dài ở đỉnh đường dốc; 4. Tay vịn kéo dài ở chân đường dốc; 5. Đường tiếp cận có bậc; 6. Lề đường; 7. Tay vịn bố trí ở độ cao 900mm; 8. Đường dốc có độ dốc 1/12, rộng 1200mm. |
Hình 9: Giao nhau của lối vào có bậc và đường dốc
5.4. Sảnh
5.4.1. Lối vào chính của nhà ở phải đến được sảnh (đối với nhà chung cư), đến được tiền sảnh (đối với nhà ở khác). Thang và thang máy bố trí ngay tại sảnh.
5.4.2. Sảnh phải có kích thước đủ rộng cho xe lăn dịch chuyển, đường kính 1300mm. Tiền sảnh tối thiểu rộng 2300mm x 2500mm. Kích thước giữa hai lớp cửa là 2500mm, xem hình 10.
5.4.3. Nhà chung cư phải có biển báo và biển chỉ dẫn cho người tàn tật ở tại sảnh.
5.4.4. Bề mặt nền sảnh bằng phẳng, có độ nhám để chống trơn trượt.
5.5. Hành lang, lối đi
5.5.1. Chiều rộng thông thủy của hành lang được lấy như sau:
– Một xe lăn đi qua: không nhỏ hơn 1000mm;
– Một xe lăn đi qua và một người đi ngược chiều: không nhỏ hơn 1500mm;
– Hai xe lăn đi qua: không nhỏ hơn 1800mm (xem hình 11).
Hình 10: Cách bố trí cửa tại sảnh và kích thước không gian sảnh
Hình 11: Kích thước các lối đi
5.2.2. Tại chỗ hành lang đổi hướng thì hành lang phải rộng 900mm và nếu có cửa thì phải rộng 1200mm (xem hình 12).
Hình 12: Chiều rộng của hành lang đổi hướng
5.5.3. Nếu hai bên hành lang có gờ tường thì chiều rộng thông thủy phải lấy như quy định ở điều 5.5.1.
5.5.4. Phải bố trí tay vịn hai bên hành lang ở độ cao 900mm. Góc quay ở những chỗ rẽ nên là mặt tường vòng cung hoặc mặt tường vuông góc.
Nếu ở đầu hành lang hoặc ở phía cuối hành lang chênh lệch độ cao với mặt sàn hoặc mặt đất thì phải có lan can, tấm chắn hoặc gờ chắn và phải lắp đặt biển báo an toàn.
5.5.5. Kích thước thông thủy để xe lăn di chuyển trên hành lang được quy định như sau:
- a) Lối vào thẳng vuông góc (xem hình 13): kích thước thông thủy là 1200mm x 900mm.
- b) Lối vào song song (xem hình 14): kích thước thông thủy là 1500mm x 800mm.
Hình 13: Lối vào thẳng vuông góc
5.5.6. Trên lối đi cho phép các vật nhô ra 100mm và được lắp đặt ở độ cao cách mặt sàn 600mm và trên 2000mm (xem hình 15).
Chú thích: Tay vịn của cầu thang và đường dốc được phép nhô ra lớn nhất là 115mm.
5.5.7. Những vật được gắn trên trục như biển quảng cáo, cột điện thoại công cộng, thùng thư… cho phép nhô ra mỗi bên 300mm và được lắp đặt ở độ cao cách mặt sàn 650mm và trên 2000mm (xem hình 16).
Hình 14. Lối vào song song | |||
Hình 15. Giới hạn cho phép của vật nhô ra | |||
Hình 16: Giới hạn cho phép nhô ra của các vật gắn trên trục
5.5.8. Lối đi có chiều cao thông thủy thấp dần và nhỏ hơn 2000mm thì phải bố trí thanh chắn. Độ cao lắp đặt thanh chắn cách mặt sàn tối thiểu 700mm (xem hình 17).
5.6. Cầu thang, bậc lên xuống
5.6.1. Cầu thang trong nhà ở chung cư được quy định như sau:
– Không dùng cầu thang hình vòng cung, xoắn ốc;
– Chiều rộng về cầu thang không nên nhỏ hơn 1200mm;
– Mặt bậc thang phải không trơn trượt và không làm mũi bậc có hình vuông;
Hình 17: Lối đi có chiều cao thông thủy thấp dần
– Không dùng cầu thang loại bậc hở;
– Tay vịn phải bố trí liên tục và ở độ cao 900mm. Ở điểm bắt đầu và điểm kết thúc cầu thang, tay vịn được kéo dài thêm 300mm. Chi tiết tay vịn theo quy định ở điều 5.12.
– Nếu cầu thang có trải thảm thì phải được lót chắc chắn. Mép ngoài của thảm phải được gắn chặt với sàn. Góc giữa mặt bậc và thân bậc không được lớn hơn 30°. Mũi bậc không được lõm vào làm vướng mũi giầy hoặc nạng chống.
Chú thích: Đối với các loại nhà ở như nhà liền kế, nhà biệt thự… nếu có yêu cầu có thể cho phép:
– Sử dụng cầu thang hình vòng cung, xoắn ốc;
– Chiều rộng về cầu thang không nhỏ hơn 800mm.
tcxdvn-266-2002-nha-o-huong-dan-xay-dung-de-dam-bao-nguoi-tan-tat-tiep-can-su-dung-2.pdf