TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9359:2012
NỀN NHÀ CHỐNG NỒM – THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG
Anti-condensation ground floor – Design and construction
Lời nói đầu
TCVN 9359:2012 được chuyển đổi từ TCXD 230:1998 thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 9359:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
NỀN NHÀ CHỐNG NỒM – THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG
Anti-condensation ground floor – Design and construction
- Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại nền nhà thông thường có yêu cầu chống nồm như nền nhà ở, công sở, trường học, bệnh viện… ở các vùng khí hậu miền Bắc và phía bắc miền Trung Việt Nam.
Khi thiết kế nền nhà chống nồm theo tiêu chuẩn này cần tuân theo các yêu cầu khác đối với nền nhà như sức chịu tải, độ mài mòn… quy định trong các tiêu chuẩn hiện hành khác.
Tiêu chuẩn này chỉ đề cập tới biện pháp chống nồm theo nguyên tắc nêu ra ở 3.1 mà không đề cập tới các biện pháp khác theo nguyên tắc ở 3.2 như sấy, điều hòa, hút ẩm…
Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho việc chống nồm nền nhà tầng trệt, có tiếp đất.
- Thuật ngữ và định nghĩa
2.1. Hiện tượng nồm (Condensation phenomenon)
Hiện tượng hơi nước trong không khí ẩm ngưng tụ lại trên bề mặt nền nhà và các kết cấu khác khi nhiệt độ bề mặt của chúng (tbm) thấp hơn nhiệt độ điểm sương của không khí ẩm (ts).
2.2. Hệ số dẫn nhiệt của vật liệu lớp i trong kết cấu nền nhà (li) (Thermal – Conducting coefficient of material of layer i in floor ground construction)
Lượng nhiệt truyền qua vật liệu lớp i có chiều dày 1 m theo phương truyền nhiệt trong 1 đơn vị diện tích bề mặt vuông góc với phương truyền nhiệt trong 1 đơn vị thời gian 1 h khi chênh lệch nhiệt độ giữa hai mặt lớp vật liệu là 1 oC.
2.3. Nhiệt trở của vật liệu lớp i trong kết cấu nền nhà (Ri) (Thermal resistance of material of layer i in floor ground construction)
Đại lượng tỉ lệ nghịch với hệ số dẫn nhiệt (li) của lớp vật liệu.
2.4. Quán tính nhiệt của vật liệu (Thermal inertia of material)
2.4.1. Quán tính nhiệt của vật liệu lớp i trong kết cấu nền nhà (Di) là đại lượng không thứ nguyên có giá trị bằng tích số nhiệt trở (Ri) và hệ số hấp thụ nhiệt (Si) của vật liệu.
2.4.2. Quán tính nhiệt của kết cấu nền nhà nhiều lớp (D) có giá trị bằng tổng quán tính nhiệt các lớp vật liệu trong kết cấu nền nhà.
2.5. Hệ số hàm nhiệt bề mặt của kết cấu nền nhà (Y) (Thermal effusirity of surface of floor ground construction)
Đại lượng đặc trưng cho sự chống lại dao động nhiệt độ của kết cấu nền. Khi dòng nhiệt 1 W/m2.oK tác động lên kết cấu nền nhà làm nhiệt độ bề mặt dao động 1 oC thì Y = 1 W/m2.oK.
Mục lục
- Phạm vi áp dụng
- Thuật ngữ và định nghĩa
- Nguyên tắc chống nồm cho nền nhà
- Thiết kế nền nhà chống nồm
- Thi công nền nhà chống nồm
- Kiểm tra chất lượng thi công nền nhà chống nồm
Phụ lục A (tham khảo): Phương pháp tính toán khả năng chống nồm của kết cấu nền nhà
Phụ lục B (quy định): Một số thông số kỹ thuật của vật liệu lát mặt và làm nền nhà chống nồm
Phụ lục C (tham khảo): Một số mẫu cấu tạo nền nhà chống nồm điển hình
Download toàn bộ tiêu chuẩn xây dựng TCVN 9359:2012 tại đây:
TCVN_9359_2012_nen-nha-chong-nom-thiet-ke-va-thi-cong.pdf
Version: TCVN 9359:2012