TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – KHỚP NỐI BIẾN DẠNG – YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
Hydraulic structures – Joint deformation – Requirements for construction and acceptance
Lời nói đầu
TCVN 9159 : 2012 Công trình thủy lợi – Khớp nối biến dạng – Yêu cầu thi công và nghiệm thu, được chuyển đổi từ 14TCN 90 -1995 Công trình thủy lợi – Quy trình thi công và nghiệm thu khớp nối biến dạng, theo quy định tại khoản 1 điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a, khoản 1 điều 7 của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 9159 : 2012 do Trung tâm Khoa học và Triển khai kỹ thuật thủy lợi thuộc trường Đại học Thủy lợi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – KHỚP NỐI BIẾN DẠNG – YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
Hydraulic structures – Joint deformation – Requirements for construction and acceptance
1 Phạm vi áp dụng
1.1 Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về thi công và nghiệm thu các khớp nối biến dạng trong công trình thủy lợi.
1.2 Vật liệu được sử dụng làm khớp nối biến dạng quy định trong tiêu chuẩn này gồm bitum, tấm đồng, cao su, chất dẻo tổng hợp (PVC), bao tải đay, dây thừng đay, một số loại bán thành phẩm được gia công từ bitum tại công trường để sử dụng trong khớp nối như sơn bitum, mát tít át phan, tấm mát tít át phan…
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này: TCVN 7493 : 2005 : Bitum – Yêu cầu kỹ thuật;
TCVN 5308 – 1991 : Quy phạm kỹ thuật an toàn trong công tác xây dựng;
TCVN 2622 – 1995 : Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế.
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1 Bitum (Bitumen)
Một loại hợp chất hữu cơ thu được trong quá trình chưng cất dầu mỏ, đá dầu, bitum tự nhiên hoặc trầm tích nhựa đường. Ở nhiệt độ dưới 25 °C bitum có đặc điểm là cứng và hơi dính tay, để lâu ở nhiệt độ trên 25 °C sẽ mềm và tan chảy, gặp lạnh cứng lại, nếu đập mạnh sẽ vỡ thành từng mảnh có màu đen óng ánh. Bitum có khả năng tan hết hoàn toàn trong xăng và một số loại dung môi khác. Nhựa đường và hắc ín là hai dạng phổ biến nhất của bitum.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Yêu cầu đối với vật liệu sử dụng trong khớp nối biến dạng
5 Các chế phẩm từ bitum và công nghệ chế tạo chúng
5.1 Quy định chung
5.2 Sơn bitum
5.3 Chế tạo mát tít át phan nóng chảy
5.4 Vữa át phan nóng chảy
5.5 Tấm mát tít át phan
5.6 Dây thừng tẩm bitum
5.7 Mát tít át phan nguội
6 Thi công khớp nối biến dạng
6.1 Liên kết các tấm kim loại làm vật kín nước
6.2 Quét bitum
6.3 Dán các tấm mát tít át phan
6.4 Đặt dây thừng tẩm bitum vào khớp nối
6.5 Trát mát tít át phan nguội
6.6 Đổ mát tít át phan nóng chảy hoặc vữa át phan nóng chảy, bitum nóng chảy vào các lỗ nêm chống thấm
6.7 Bố trí các điện trở để đun nóng lỗ nêm
7 Kiểm tra chất lượng và nghiệm thu các khớp nối biến dạng.
7.1 Quy định chung
7.2 Kiểm tra các vật liệu và bán thành phẩm
7.3 Kiểm tra các chế phẩm được chế tạo tại công trường
7.4 Kiểm tra thi công khớp nối
7.5 Nghiệm thu từng phần và nghiệm thu toàn bộ khớp nối
8 An toàn lao động trong thi công khớp nối
Phụ lục A (Tham khảo): Một số đặc tính kỹ thuật chủ yếu của một số loại bitum do Cộng hoà Liên bang Nga sản xuất
Phụ lục B (Tham khảo): Một số đặc tính kỹ thuật của đồng cán nguội
Phụ lục C (Tham khảo): Một số đặc tính kỹ thuật của một số loại mát tít át phan nóng chảy
Phụ lục D (Tham khảo): Chỉ tiêu kỹ thuật đối với tấm mát tít át phan
Phụ lục E (Tham khảo): Phương pháp thí nghiệm các chỉ tiêu kỹ thuật
Phụ lục F (Tham khảo): Sử dụng vật chắn nước PVC (VCN – KN 92) vào khớp nối
Download toàn bộ tiêu chuẩn xây dựng TCVN 9159 : 2012 tại đây:
TCVN_9159_2012_cong-trinh-thuy-loi-khop-noi-bien-dang-yeu-cau-thi-cong-va-nghiem-thu.pdf