TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – CÔNG TRÌNH THÁO NƯỚC – PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN KHÍ THỰC
Hydraulic structures – Discharge structures – Calculation method for cavitation
Lời nói đầu
TCVN 9158: 2012 Công trình thủy lợi – Công trình tháo nước – Phương pháp tính toán khí thực, được chuyển đổi từ 14TCN 198 – 2006 Công trình thủy lợi – Các công trình tháo nước – Hướng dẫn tính toán khí thực, theo quy định tại khoản 1 điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a, khoản 1 điều 7 của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 9158: 2012 do Trung tâm Khoa học và Triển khai kỹ thuật thủy lợi thuộc trường Đại học Thủy lợi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – CÔNG TRÌNH THÁO NƯỚC – PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN KHÍ THỰC
Hydraulic structures – Discharge structures – Calculation method for cavitation
1 Phạm vi áp dụng
1.1 Tiêu chuẩn này quy định phương pháp tính toán kiểm soát khí thực trên các bộ phận của công trình tháo nước và các giải pháp phòng chống khí thực khi thiết kế mới hoặc thiết kế sửa chữa, nâng cấp các công trình tháo nước.
1.2 Không áp dụng tiêu chuẩn này để tính toán khí thực các máy bơm và turbin thủy lực.
2 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1
Chảy bao (Boundary layer flow)
Phần dòng chảy nằm ở khu vực tiếp xúc với bề mặt lòng dẫn. Khi dòng chảy bám sát bề mặt lòng dẫn là chảy bao thuận. Khi dòng chảy không bám sát bề mặt lòng dẫn là chảy bao không thuận (còn gọi là hiện tượng tách dòng).
2.2
Vùng tách dòng (Flow separation zone)
Phần không gian giới hạn giữa bề mặt lòng dẫn và bề mặt của chủ lưu (dòng chính).
2.3
Vật chảy bao (Object of boundary flow)
Vật rắn có mặt ngoài (hay một phần của mặt ngoài) tiếp xúc với dòng nước chảy.
2.4
Hiện tượng giảm áp (Pressure reduction phenomenon)
Hiện tượng giảm áp suất ở vùng tách dòng do không được bổ sung không khí.
2.5
Áp suất chân không (Vacuum pressure)
Khi áp suất tại một điểm giảm đến trị số nhỏ hơn áp suất khí trời thì tại điểm đó có áp suất chân không.
Áp suất chân không ký hiệu là pck, xác định theo công thức (1):
pck = pa – p (1)
trong đó:
pa là áp suất khí trời, Pa;
p là áp suất tuyệt đối tại điểm đang xét, Pa.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Thuật ngữ và định nghĩa
3 Kiểm tra sự xuất hiện khí hoá trên các bộ phận của công trình tháo nước
3.1 Quy định chung
3.2 Kiểm tra sự xuất hiện khí hoá tại đầu vào của các ống tháo nước có áp
3.3 Kiểm tra khả năng xuất hiện khí hoá tại các vị trí có gồ ghề cục bộ trên bề mặt công trình tháo nước
3.4 Kiểm tra khả năng xuất hiện khí hoá tại các bộ phận của buồng van
3.5 Kiểm tra khí hoá tại các mố tiêu năng và mố phân dòng
4 Kiểm tra khả năng xâm thực thành lòng dẫn
4.1 Quy định chung
4.2 Kiểm tra theo lưu tốc ngưỡng xâm thực
4.3 Kiểm tra theo lưu tốc cho phép không xâm thực
5 Giải pháp phòng khí thực bằng cách tiếp không khí vào dòng chảy
5.1 Quy định chung
5.2 Tính toán bộ phận tiếp khí trên mặt tràn và dốc nước
5.3 Tính toán bộ phận tiếp khí tại buồng van của ống dưới sâu
Phụ lục A (tham khảo): Độ bền khí thực của một số loại bê tông
Phụ lục B (tham khảo): Đồ thị xác định trị số Vcp của lòng dẫn bê tông có mặt cắt chữ nhật ứng với độ hàm khí trong nước S = 0
Phụ lục C (tham khảo): Ví dụ tính toán kiểm tra khí hoá trên các bộ phận của công trình tháo nước
Phụ lục D (tham khảo): Ví dụ tính toán kiểm tra khả năng khí thực và giải pháp phòng khí thực trên dốc nước
Phụ lục E (tham khảo): Ví dụ tính toán bộ phận tiếp khí tại buồng van của cống dưới sâu
Download toàn bộ tiêu chuẩn xây dựng TCVN 9158: 2012 tại đây:
TCVN_9158_2012_cong-trinh-thuy-loi-cong-trinh-thao-nuoc-phuong-phap-tinh-toan-khi-thuc.pdf