TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 8574:2010
ISO 8375:2009
KẾT CẤU GỖ – GỖ GHÉP THANH BẰNG KEO
– PHƯƠNG PHÁP THỬ XÁC ĐỊNH CÁC TÍNH CHẤT CƠ LÝ
Timber structures – Glued laminated timber
– Test methods for determination of physical and mechanical properties
Lời nói đầu
TCVN 8574:2010 hoàn toàn tương đương với ISO 8375:2009.
TCVN 8574:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC165 Gỗ kết cấu biên soạn, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bô Khoa học và Công nghệ công bố.
KẾT CẤU GỖ – GỖ GHÉP THANH BẰNG KEO
– PHƯƠNG PHÁP THỬ XÁC ĐỊNH CÁC TÍNH CHẤT CƠ LÝ
Timber structures – Glued laminated timber
– Test methods for determination of physical and mechanical properties
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định các phương pháp thử để xác định các giá trị đặc trưng sau đây của gỗ ghép thanh bằng keo: môđun đàn hồi khi uốn, môđun trượt; độ bền uốn; môđun đàn hồi khi kéo dọc thớ; độ bền kéo dọc thớ; môđun đàn hồi khi nén dọc thớ; độ bền nén dọc thớ; môđun đàn hồi khi kéo ngang thớ; độ bền kéo ngang thớ; môđun đàn hồi khi nén ngang thớ; độ bền nén ngang thớ và độ bền trượt.
Ngoài ra, tiêu chuẩn này còn quy định việc xác định kích thước, độ ẩm và khối lượng riêng.
Các phương pháp thử này áp dụng cho gỗ ghép thanh bằng keo có hình chữ nhật.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 8048-1 (ISO 3130), Gỗ – Phương pháp thử cơ lý – Phần 1: Xác định độ ẩm cho các phép thử cơ lý.
TCVN 8048-2 (ISO 3131), Gỗ – Phương pháp thử cơ lý – Phần 2: Xác định khối lượng riêng cho các phép thử cơ lý.
ASTM D198, Standard test methods of static tests of lumber in structural sizes (Phương pháp thử các thử nghiệm tĩnh của gỗ xẻ trong kích cỡ kết cấu).
ASTM D2915, Standard practice for evaluating allowable properties for graded structural lumbers (Tiêu chuẩn phương pháp đánh giá các tính chất chấp nhận được đối với gỗ xẻ kết cấu đã phân cấp).
ASTM D3737, Standard practice for establishing allowable properties for structural glued laminated timber (Tiêu chuẩn phương pháp thiết lập các tính chất chấp nhận được đối với gỗ ghép thanh bằng keo dùng trong kết cấu).
ASTM D 4933, Standard guide for moisture conditioning of wood and wood-based materials (Tiêu chuẩn hướng dẫn xử lý ẩm của vật liệu gỗ và ván nhân tạo).
JAS 235, Standard for structural glued laminated timber (Tiêu chuẩn về gỗ ghép thanh bằng keo dùng cho kết cấu).
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Khối lượng riêng đặc trưng (characteristic density)
Khối lượng riêng trung bình nhận được tại giới hạn độ tin cậy 75% khi khối lượng và thể tích tương ứng ở độ ẩm thăng bằng tại nhiệt độ 200C và độ ẩm tương đối 65%.
3.2. Độ bền đặc trưng (characteristic strength)
Biên dưới của giá trị phân vị chuẩn 5 ứng với giới hạn độ tin cậy 75% nhận được từ các kết quả thử nghiệm sử dụng các mẫu thử có độ ẩm thăng bằng tại nhiệt độ 200C và độ ẩm tương đối 65% hoặc giá trị độ bền tại độ ẩm quan sát thử nghiệm các cấu kiện có toàn bộ kích thước.
3.3. Độ cứng vững đặc trưng (characteristic stiffness)
Độ cứng trung bình tại giới hạn độ tin cậy 75% nhận được từ các kết quả thử có sử dụng các mẫu thử ở độ ẩm thăng bằng tại nhiệt độ 200C và độ ẩm tương đối 65%.
CHÚ THÍCH: Phụ lục A cung cấp một số hướng dẫn để xử lý thống kê các dữ liệu dùng để xác định các giá trị đặc trưng như quy định trong 3.1, 3.2 và 3.3.
3.4. Số lượng mẫu thử tối thiểu (minimum number of test specimens)
Để xác định tất cả các giá trị đặc trưng yêu cầu phải có số lượng tối thiểu là 30 mẫu thử trừ khi có quy định khác thì được coi là phép thử riêng.
3.5. Tổng thể (population)
Các mẫu thử sử dụng để xác định các giá trị đặc trưng phải đại diện cho tổng thể mà các mẫu này làm đại diện.
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ mẫu thử sử dụng trong Tiêu chuẩn này có nghĩa là mẫu thử nêu trong 3.4 và 3.5.
4. Ký hiệu
CHÚ THÍCH: Các chỉ số dưới “1” và “2” để chỉ tải trọng hoặc biến dạng tại các thời điểm cụ thể của phép thử và có ý nghĩa như vậy trong suốt tiêu chuẩn.
5. Xác định kích thước mẫu thử
Đo các kích thước mẫu thử chính xác đến 1%. Dụng cụ đo kích thước phải đảm bảo đo kích thước bằng milimét đến ba chữ số có nghĩa. Tất cả các phép đo được tiến hành sau khi mẫu thử đã được ổn định theo Điều 8. Nếu một mẫu thử có chiều rộng hoặc chiều dày thay đổi, thì lấy giá trị trung bình của ba phép đo cho từng kích thước, tại các vị trí khác nhau trên chiều dài từng mẫu thử.
Nếu có thể, không đo trong phạm vi 150 mm tính từ hai đầu mút.
6. Xác định độ ẩm của mẫu thử
Độ ẩm của mẫu thử phải được xác định trên phần cắt ra từ mẫu thử.
Trong các phép thử độ bền uốn, kéo dọc và ngang thớ, nén dọc và ngang thớ, độ ẩm của mẫu thử phải được xác định ngay sau khi tiến hành thử nghiệm, hoặc mẫu thử phải được bảo quản kín để tránh làm thay đổi độ ẩm cho đến khi bắt đầu thử nghiệm. Mặt cắt phải được cắt càng sát chỗ gãy càng tốt.
Có thể áp dụng TCVN 8048-1 (ISO 3130) để xác định độ ẩm.
7. Xác định khối lượng riêng của mẫu thử
Khi cần có giá trị khối lượng riêng thì giá trị này phải được xác định trên một phần mặt cắt ngang hoặc trên toàn bộ mặt cắt ngang được lấy sát vị trí gãy của mẫu thử.
Trong các phép thử độ bền, ví dụ uốn và dọc thớ, khối lượng riêng của mẫu thử phải được xác định sau khi thử nghiệm và cao phải được cắt càng sát chỗ gãy càng tốt.
Đối với mẫu để thử ngang thớ, khối lượng riêng của mẫu thử phải được xác định trước khi thử nghiệm từ các phép đo khối lượng và thể tích của tất cả các mẫu thử.
Có thể áp dụng TCVN 8048-2 (ISO 3131) hoặc ASTM D2915 để xác định khối lượng riêng.
8. Ổn định mẫu thử
Các phép thử phải được tiến hành trên các mẫu thử đã được ổn định tại điều kiện tiêu chuẩn ở nhiệt độ (20±2)0C và độ ẩm tương đối (65±5)%. Mẫu thử được coi là ổn định khi đạt được khối lượng không đổi. Khối lượng được coi là không đổi khi kết quả của hai lần cân liên tiếp trong khoảng thời gian 6h không chênh nhau quá 0,1% khối lượng mẫu thử.
Có thể áp dụng ASTM D4933 để thiết lập điều kiện ẩm.
Nếu gỗ để thử không thể ổn định được trong điều kiện tiêu chuẩn như đã nêu ở trên, điều này phải được ghi vào báo cáo thử nghiệm và độ ẩm của mẫu thử cũng phải được ghi vào báo cáo cùng với kết quả thử.
Đối với các mẫu thử nhỏ, nếu không được bảo vệ tốt, mẫu thử không được lấy ra khỏi môi trường ổn định 1 h trước khi thử nghiệm.
Mẫu thử có thể được bảo quản trong khu vực thử đến 24h nếu mẫu được chồng sát lên nhau và bọc cách ẩm tốt.
9. Xác định môđun đàn hồi cục bộ (không có lực cắt) của dầm khi uốn
9.1. Mẫu thử
Mẫu thử phải có chiều dài tối thiểu đảm bảo để nhịp thử xấp xỉ 18 lần chiều cao mặt cắt. Nhịp thử phải được ghi vào báo cáo thử nghiệm.
9.2. Cách tiến hành
Mẫu thử phải được truyền tải uốn đối xứng trên hai điểm của một nhịp bằng (18±3) lần chiều cao mẫu thử như chỉ ra trên Hình 1. Nhịp giữa hai đầu đặt tải phải bằng sáu lần chiều cao mẫu thử. Tất cả các nhịp và khoảng cách phải được đo chính xác đến 1 mm và ghi vào báo cáo.
CHÚ THÍCH 1: Mục đích của tiêu chuẩn này là áp dụng cho phép thử với nhịp bằng 18 lần chiều cao; cho phép có dung sai để có thể thử nghiệm trên một phạm vi mẫu thử rộng hơn.
Các mẫu thử phải được đặt trên gối tựa đơn giản.
CHÚ THÍCH 2: có thể đệm các miếng thép nhỏ với chiều dài không lớn hơn một nửa chiều cao mẫu thử vào điểm tiếp xúc giữa mẫu thử và các đầu truyền tải hoặc các gối tựa để giảm thiểu vết lõm cục bộ.
Phải có biện pháp cản giữa trong phương nằm ngang để ngăn chặn mất ổn định ngoài mặt phẳng. Biện pháp cản giữ này phải cho phép mẫu võng xuống mà không chịu ma sát đáng kể.
Truyền tải với một tốc độ không đổi sao cho phép thử sẽ hoàn thành trong khoảng 300s, nhưng không sớm hơn 180s.
CHÚ THÍCH 3: Tốc độ truyền tải lý tưởng được xác định từ các kết quả thử sơ bộ trước. Mục đích là để đạt được tải trọng cực đại Fmax trong khoảng thời gian trung bình là 300s.
Tải trọng truyền cực đại không được vượt quá giá trị tải trọng giới hạn của giai đoạn đàn hồi hoặc làm phá hủy thanh mẫu.
Download toàn bộ nội dung của tiêu chuẩn xây dựng TCVN 8574:2010 tại đây:
TCVN_8574-2010_Ket-cau-go-Go-ghep-thanh-bang-keo-Phuong-phap-thu-xac-dinh-cac-tinh-chat-co-ly.pdf