TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 8094-1 : 2009
IEC 60974-1 : 2005
THIẾT BỊ HÀN HỒ QUANG – PHẦN 1: NGUỒN ĐIỆN HÀN
Arc welding equipment – Part 1: Welding power sources
Lời nói đầu
TCVN 8094-1 : 2009 thay thế TCVN 2283-78;
TCVN 8094-1 : 2009 hoàn toàn tương đương với IEC 60974-1: 2005;
TCVN 8094-1 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E1 Máy điện và khí cụ điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
THIẾT BỊ HÀN HỒ QUANG – PHẦN 1: NGUỒN ĐIỆN HÀN
Arc welding equipment – Part 1: Welding power sources
- Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các nguồn điện để hàn hồ quang và các quá trình liên quan được thiết kế cho mục đích công nghiệp và chuyên dụng và được cấp nguồn bởi điện áp không vượt quá giá trị quy định trong Bảng 1 của TCVN 7995 (IEC 60038), hoặc được truyền động bằng cơ khí.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về an toàn và yêu cầu về tính năng của nguồn điện hàn và các hệ thống cắt plasma.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các nguồn điện hàn dùng để hàn hồ quang kim loại theo cách thủ công có chế độ làm việc giới hạn được thiết kế chủ yếu cho những người không có chuyên môn sử dụng.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho thử nghiệm nguồn điện hàn trong quá trình bảo trì hoặc sau khi sửa chữa.
CHÚ THÍCH 1: Các quá trình liên quan điển hình gồm cắt bằng hồ quang điện và phun hồ quang.
CHÚ THÍCH 2: Tiêu chuẩn này không xét đến các yêu cầu về tương thích điện từ (EMC).
- Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất (kể cả các sửa đổi).
TCVN 7995 (IEC 60038), Điện áp tiêu chuẩn
IEC 60050(151), International Electrotechnical Vocabulary (IEV) – Phần 151: Electrical and magnetic devices (Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế (IEV) – Phần 151: Thiết bị điện và thiết bị từ)
IEC 60050(851), International Electrotechnical Vocabulary (IEV) – Chapter 851: Electric welding (Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Chương 851: Hàn điện)
IEC 60112, Method for the determination of the proof and the comparative tracking indices of solid insulating materials (Phương pháp xác định chỉ số chịu phóng điện và chỉ số phóng điện tương đối của vật liệu cách điện rắn)
IEC 60245-6, Rubber insulated cables – Rated voltages up to and including 450/750 V – Part 6: Arc welding electrode cables (Cáp cách điện bằng cao su – Điện áp danh định đến và bằng 450/750 V – Phần 6: Cáp điện cực hàn hồ quang)
IEC 60309-1, Plugs, socket-outlets and couplers for industrial purposes – Part 1: General requirements (Phích cắm, ổ cắm và bộ ghép nối dùng cho mục đích công nghiệp – Phần 1: Yêu cầu chung)
IEC 60417-DB : 2002[1], Graphical symbols for use on equipment (Ký hiệu bằng hình vẽ sử dụng trên thiết bị)
IEC 60445, Basic and safety principles for man-machine interface, marking and identification – Identification of equipment terminals and of termination of certain designated conductors, including general rules for an alphanumeric system (Nguyên tắc cơ bản và nguyên tắc an toàn đối với giao diện người-máy, ghi nhãn và nhận biết – Nhận biết đầu nối thiết bị và đầu cuối của các ruột dẫn được ký hiệu riêng, kể cả các quy tắc chung về hệ thống chữ cái và số)
TCVN 4255 (IEC 60529), Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài (mã IP)
IEC 60664-1 : 1992 (sửa đổi 1: 2000, sửa đổi 2: 2002), Insulation coordination for equipment within low-voltage systems – Part 1: Principles, requirements and tests[2] (Phối hợp cách điện dùng cho thiết bị trong hệ thống điện hạ áp – Phần 1: Nguyên tắc, yêu cầu và thử nghiệm)
IEC 60664-3, Insulation coordination for equipment within low-voltage systems – Part 3: Use of coating, potting or moulding for protection against pollution (Phối hợp cách điện dùng cho thiết bị trong hệ thống điện hạ áp – Phần 3: Phủ, thấm và đúc để bảo vệ chống nhiễm bẩn)
IEC 60695-11-10, Fire hazard testing – Part 11-10: 50 W horizontal and vertical flame test methods (Thử nghiệm nguy hiểm cháy – Phần 11-10: Ngọn lửa thử nghiệm – Phương pháp thử nghiệm ngọn lửa 50 W nằm ngang và thẳng đứng)
IEC 60974-7, Arc welding equipment – Part 7: Torches (Thiết bị hàn hồ quang – Phần 7: Mỏ hàn)
IEC 60974-12, Arc welding equipment – Part 12: Coupling devices for welding cables (Thiết bị hàn hồ quang – Phần 12: Thiết bị đấu nối cáp hàn)
IEC 61140, Protection against electric shock – Common aspects for installation and equipment (Bảo vệ chống điện giật – Khía cạnh chung đối với hệ thống lắp đặt và thiết bị)
IEC 61558-2-4, Safety of power transformers, power supply units and similar – Part 2-4: Particular requirements for isolating transformers for general use (An toàn đối với biến áp, nguồn điện và các thiết bị tương tự – Phần 2-4: Yêu cầu cụ thể đối với biến áp cách ly dùng cho mục đích chung)
IEC 61558-2-6, Safety of power transformers, power supply units and similar – Part 2-6: Particular requirements for safety isolating transformers for general use (An toàn đối với biến áp, nguồn điện và các thiết bị tương tự – Phần 2-6: Yêu cầu cụ thể đối với biến áp cách ly an toàn dùng cho mục đích chung)
TCVN 6988 (CISPR 11), Thiết bị tần số radio dùng trong công nghiệp, nghiên cứu khoa học và y tế (ISM) – Đặc tính nhiễu điện từ – Giới hạn và phương pháp đo
- Thuật ngữ và định nghĩa
Ngoài các thuật ngữ và định nghĩa trong IEC 60050(151), IEC 60050(851) và IEC 60664-1, tiêu chuẩn này còn sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây.
3.1. Nguồn điện hàn hồ quang (arc welding power source)
Thiết bị để cung cấp dòng điện và điện áp, có các đặc tính yêu cầu phù hợp để hàn hồ quang và các quá trình liên quan.
CHÚ THÍCH 1: Nguồn điện hàn hồ quang cũng có thể cung cấp các dịch vụ cho thiết bị và thiết bị phụ trợ khác ví dụ nguồn điện tự dùng, chất lỏng làm mát, điện cực hàn hồ quang có thể hao mòn và khí để che chắn hồ quang và khu vực hàn.
CHÚ THÍCH 2: Dưới đây gọi tắt là “nguồn điện hàn”.
3.2. Sử dụng mang tính công nghiệp và chuyên nghiệp (industrial and profession use)
Sử dụng chỉ thích hợp đối với những người thành thạo hoặc người được hướng dẫn.
3.3. Người thành thạo (người có năng lực, người có kỹ năng) (expert (competent person, skilled person))
Người có thể am hiểu công việc được giao và nhận biết được các nguy cơ tiềm ẩn trên cơ sở được đào tạo chuyên ngành, có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn và hiểu biết về thiết bị liên quan.
CHÚ THÍCH: Nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kỹ thuật liên quan cũng được xem xét khi đánh giá về đào tạo chuyên ngành.
3.4. Người được hướng dẫn (instructed person)
Người có thông tin về các nhiệm vụ được giao và các nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến các hoạt động không chủ ý.
3.5. Thử nghiệm điển hình (type test)
Thử nghiệm một hoặc nhiều thiết bị được chế tạo theo một thiết kế cho trước để kiểm tra xem các thiết bị này có phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn liên quan hay không.
3.6. Thử nghiệm thường xuyên (routine test)
Thử nghiệm được thực hiện trên từng thiết bị trong hoặc sau chế tạo để kiểm tra xem thiết bị có phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn liên quan hoặc tiêu chí quy định hay không.
3.7. Kiểm tra bằng cách xem xét (visual inspection)
Xem xét bằng mắt để chứng tỏ không có sự khác nhau hiển nhiên so với các điều khoản của tiêu chuẩn liên quan.
3.8. Đặc tính dốc (drooping characteristic)
Đặc tính tĩnh bên ngoài của nguồn điện hàn sao cho, trong phạm vi hàn bình thường của nguồn, đường dốc lớn hơn hoặc bằng 7 V/100 A.
3.9. Đặc tính phẳng (flat characteristic)
Đặc tính tĩnh bên ngoài của nguồn điện hàn sao cho, trong phạm vi hàn bình thường của nguồn, khi dòng điện tăng lên thì điện áp giảm ít hơn 7 V/100 A hoặc tăng ít hơn 10 V/100 A.
3.10. Đặc tính tĩnh (static characteristic)
Quan hệ giữa điện áp và dòng điện tại các đầu nối ra của nguồn điện hàn khi nối với tải quy ước.
3.11. Mạch điện hàn (welding circuit)
Vật liệu dẫn điện mà qua đó dòng điện hàn được thiết kế chạy qua.
CHÚ THÍCH 1: Trong hàn hồ quang, hồ quang là một phần của mạch điện hàn.
CHÚ THÍCH 2: Trong một số quá trình hàn hồ quang, hồ quang hàn có thể được thiết lập giữa hai điện cực. Trong trường hợp như vậy, vật cần hàn không nhất thiết là một phần của mạch điện hàn.
3.12. Mạch điện điều khiển (control circuit)
Mạch điện dùng để điều khiển hoạt động của nguồn điện hàn và/hoặc để bảo vệ các mạch điện.
3.13. Dòng điện hàn (welding current)
Dòng điện do nguồn điện hàn cung cấp trong quá trình hàn.
3.14. Điện áp có tải (load voltage)
Điện áp giữa các đầu nối ra khi nguồn điện hàn đang cung cấp dòng điện hàn.
3.15. Điện áp không tải (no-load voltage)
Điện áp giữa các đầu nối ra của nguồn điện hàn khi mạch điện hàn bên ngoài để hở mạch, ngoại trừ điện áp mồi hồ quang và điện áp ổn định hồ quang.
3.16. Giá trị quy ước (conventional value)
Giá trị được tiêu chuẩn hóa, được sử dụng như một tham số để so sánh, hiệu chuẩn, thử nghiệm, v.v…
CHÚ THÍCH: Không nhất thiết phải áp dụng các giá trị quy ước trong quá trình hàn thực tế.
3.17. Điều kiện hàn quy ước (conventional welding condition)
Điều kiện của nguồn điện hàn ở trạng thái được cấp điện và đã ổn định nhiệt được xác định bởi dòng điện hàn quy ước bị khống chế bởi điện áp có tải quy ước tương ứng chạy qua một phụ tải quy ước ở điện áp cung cấp, tần số hoặc tốc độ quay danh định.
3.18. Tải quy ước (conventional load)
Tải điện trở không đổi, về cơ bản không có thành phần điện cảm và có hệ số công suất không nhỏ hơn 0,99.
3.19. Dòng điện hàn quy ước, I2 (conventional welding current, I2)
Dòng điện do nguồn điện hàn cung cấp cho tải quy ước ở điện áp có tải quy ước tương ứng.
CHÚ THÍCH: Giá trị I2 là giá trị hiệu dụng đối với điện xoay chiều và là giá trị trung bình số học đối với điện một chiều.
3.20. Điện áp có tải quy ước, U2 (conventional voltage, U2)
Điện áp có tải của nguồn điện hàn có quan hệ tuyến tính quy định với dòng điện hàn quy ước.
CHÚ THÍCH 1: Giá trị U2 là giá trị hiệu dụng đối với điện xoay chiều và là giá trị trung bình số học đối với điện một chiều.
CHÚ THÍCH 2: Quan hệ tuyến tính quy định thay đổi theo từng quá trình (xem 11.2).
3.21. Giá trị danh định (rated value)
Giá trị thường do nhà chế tạo ấn định trong điều kiện làm việc quy định của linh kiện, cơ cấu hoặc thiết bị.
3.22. Thông số đặc trưng (rating)
Tập hợp các giá trị và điều kiện làm việc danh định.
3.23. Đầu ra danh định (rated output)
Các giá trị danh định tại đầu ra của nguồn điện hàn.
3.24. Dòng điện hàn lớn nhất danh định, l2max (rated maximum welding current, l2max)
Giá trị lớn nhất của dòng điện hàn quy ước có thể đạt được ở điều kiện hàn quy ước từ nguồn điện hàn tại chế độ đặt lớn nhất.
3.25. Dòng điện hàn nhỏ nhất danh định, l2min (rated minimum welding current, l2min)
Giá trị nhỏ nhất của dòng điện hàn quy ước có thể đạt được ở điều kiện hàn quy ước từ nguồn điện hàn tại chế độ đặt nhỏ nhất.
3.26. Điện áp không tải danh định, U0 (rated no-load voltage, U0)
Điện áp không tải, được đo theo 11.1, ở điện áp cung cấp và tần số danh định hoặc ở tốc độ quay không tải danh định.
CHÚ THÍCH: Nếu nguồn điện hàn có lắp cơ cấu để giảm nguy hiểm thì điện áp không tải danh định là điện áp đo được trước khi cơ cấu giảm nguy hiểm thực hiện chức năng của nó.
3.27. Điện áp không tải danh định giảm thấp, Ur (rated reduced no-load voltage, Ur)
Điện áp không tải của nguồn điện hàn có lắp cơ cấu giảm điện áp, được đo theo 11.1 ngay sau khi cơ cấu giảm điện áp này thực hiện giảm điện áp.
3.28. Điện áp không tải đóng cắt danh định, Us (rated switched no-load voltage, Us)
Điện áp một chiều ở chế độ không tải của nguồn điện hàn có lắp cơ cấu chuyển đổi điện xoay chiều sang một chiều.
3.29. Điện áp cung cấp danh định, U1 (rated supply voltage, U1)
Giá trị hiệu dụng của điện áp đầu vào được thiết kế cho nguồn điện hàn.
3.30. Dòng điện cung cấp danh định, I1 (rated supply current, I1)
Giá trị hiệu dụng của dòng điện đầu vào của nguồn điện hàn ở điều kiện hàn danh định quy ước.
3.31. Dòng điện cung cấp không tải danh định, I0 (rated no-load supply current, I0)
Dòng điện đầu vào của nguồn điện hàn ở điện áp không tải danh định.
3.32. Dòng điện cung cấp lớn nhất danh định, l1max(rated maximum supply current, l1max)
Giá trị lớn nhất của dòng điện cung cấp danh định.
3.33. Dòng điện cung cấp lớn nhất hiệu quả, l1eff (maximum effective supply current, l1eff)
Giá trị lớn nhất của dòng điện đầu vào hiệu quả, được tính từ dòng điện cung cấp danh định (I1), chu kỳ làm việc tương ứng (X) và dòng điện cung cấp không tải (I0) theo công thức:
3.34. Tốc độ có tải danh định, n (rated load speed, n)
Tốc độ quay của nguồn điện hàn kiểu quay khi làm việc ở dòng điện hàn lớn nhất.
3.35. Tốc độ không tải danh định, n0 (rated no-load speed, n0)
Tốc độ quay của nguồn điện hàn kiểu quay khi mạch điện hàn bên ngoài để hở mạch.
CHÚ THÍCH: Nếu máy điện có lắp cơ cấu giảm tốc độ khi không hàn thì n0 sẽ được đo trước khi cơ cấu giảm tốc độ này tác động.
3.36. Tốc độ nghỉ danh định, ni (rated idle speed, ni)
Tốc độ không tải giảm thấp của nguồn điện hàn được truyền động bởi động cơ.
3.37. Chu kỳ làm việc, X (duty cycle, X)
Tỷ số, trong một khoảng thời gian cho trước, giữa khoảng thời gian mang tải liên tục và thời gian tổng.
CHÚ THÍCH 1: Tỷ số này, có giá trị giữa 0 và 1, có thể được thể hiện dưới dạng phần trăm.
CHÚ THÍCH 2: Với mục đích của tiêu chuẩn này, thời gian của một chu kỳ hoàn chỉnh là 10 min. Ví dụ, trong trường hợp chu kỳ làm việc là 60 % thì tải được đặt liên tục trong 6 min sau đó là giai đoạn không tải trong 4 min.
3.38. Khe hở không khí (clearance)
Khoảng cách ngắn nhất trong không khí giữa hai bộ phận dẫn.
[IEC 60664-1: 1992, 1.3.2]
3.39. Chiều dài đường rò (creepage distance)
Khoảng cách ngắn nhất dọc theo bề mặt của vật liệu cách điện giữa hai bộ phận dẫn.
3.40. Độ nhiễm bẩn (pollution degree)
Chữ số đặc trưng cho nhiễm bẩn dự kiến của môi trường hẹp.
[IEC 60664-1: 1992, 1.3.13]
CHÚ THÍCH: Để đánh giá chiều dài đường rò và khe hở không khí, trong 2.5.1 của IEC 60664-1 thiết lập bốn độ nhiễm bẩn trong môi trường hẹp như sau:
- a) Nhiễm bẩn độ 1: Không nhiễm bẩn hoặc chỉ xuất hiện nhiễm bẩn khô, không dẫn. Nhiễm bẩn này không gây ảnh hưởng.
- b) Nhiễm bẩn độ 2: Chỉ xuất hiện nhiễm bẩn không dẫn, đôi khi cũng có thể có nhiễm bẩn dẫn tạm thời do có ngưng tụ.
- c) Nhiễm bẩn độ 3: Xuất hiện nhiễm bẩn dẫn, hoặc xuất hiện nhiễm bẩn khô, không dẫn mà dự kiến trở nên dẫn do có ngưng tụ.
- d) Nhiễm bẩn độ 4: Nhiễm bẩn tạo ra độ dẫn liên tục do bụi dẫn, mưa hoặc tuyết.
3.41. Môi trường hẹp (micro-environment)
Môi trường ngay sát cách điện có ảnh hưởng đặc biệt đến việc xác định kích thước của chiều dài đường rò.
[IEC 60664-1: 1992, 1.3.12.2]
3.42. Nhóm vật liệu (material group)
Các vật liệu được chia thành bốn nhóm theo chỉ số phóng điện tương đối (CTI) của chúng phù hợp với IEC 60112.
CHÚ THÍCH: Đối với các vật liệu cách điện vô cơ không phóng điện, ví dụ thủy tinh hoặc gốm, chiều dài đường rò không nhất thiết phải lớn hơn khe hở không khí tương ứng của chúng đối với mục đích phối hợp cách điện.
Vật liệu nhóm I: | 600 ≤ CTI |
Vật liệu nhóm II: | 400 ≤ CTI < 600 |
Vật liệu nhóm llla: | 175 ≤ CTI < 400 |
Vật liệu nhóm lllb: | 100 ≤ CTI < 175 |
3.43. Độ tăng nhiệt (temperature rise)
Chênh lệch giữa nhiệt độ của một bộ phận của nguồn điện hàn với nhiệt độ không khí xung quanh.
3.44. Cân bằng nhiệt (thermal equilibrium)
Trạng thái đạt đến khi độ tăng nhiệt quan sát được của bộ phận bất kỳ của nguồn điện hàn không vượt quá 2 °C/h.
3.45. Bảo vệ nhiệt (thermal protection)
Hệ thống được thiết kế để bảo vệ một bộ phận và do đó bảo vệ toàn bộ nguồn điện hàn khỏi các nhiệt độ cao quá mức do một số tình trạng quá tải nhiệt nhất định gây ra.
CHÚ THÍCH: Bảo vệ nhiệt có thể được đặt lại (bằng tay hoặc tự động) khi nhiệt độ hạ xuống đến giá trị đặt lại.
3.46. Môi trường có nguy cơ điện giật cao (environments with increased hazard of electric shock)
Môi trường trong đó nguy cơ điện giật do hàn hồ quang tăng cao so với các điều kiện hàn hồ quang bình thường.
CHÚ THÍCH 1: Một số môi trường như vậy là:
- a) ở những nơi di chuyển chật hẹp, người vận hành buộc phải hàn ở những tư thế gò bó (ví dụ phải quỳ, ngồi hoặc nằm) và cơ thể bị tiếp xúc với các bộ phận dẫn;
- b) ở những nơi bị hạn chế một phần hoặc hoàn toàn bởi các phần tử dẫn, người vận hành có nhiều khả năng bị tiếp xúc không tránh khỏi hoặc ngẫu nhiên;
- c) ở những nơi ướt, ẩm hoặc nóng khi đó độ ẩm hoặc mồ hôi làm giảm đáng kể điện trở của da trên cơ thể và đặc tính cách điện của các phụ kiện.
CHÚ THÍCH 2: Môi trường có nguy cơ điện giật cao không bao gồm những nơi mà ở đó các bộ phận dẫn điện ở gần người vận hành, mà có thể làm tăng nguy cơ điện giật, đều đã được cách điện.
3.47. Thiết bị làm giảm nguy hiểm (hazard reducing device)
Thiết bị được thiết kế để giảm rủi ro điện giật có thể phát sinh do điện áp không tải.
3.48. Thiết bị cấp I (class I equipment)
Thiết bị có cách điện chính để bảo vệ chính còn liên kết bảo vệ để bảo vệ trong trường hợp sự cố, theo IEC 61140.
3.49. Thiết bị cấp II (class II equipment)
Thiết bị có cách điện chính để bảo vệ chính và cách điện phụ để bảo vệ trong trường hợp sự cố, hoặc bảo vệ chính và bảo vệ trong trường hợp sự cố được cung cấp bởi cách điện tăng cường, theo IEC 61140.
3.50. Cách điện chính (basic insulation)
Cách điện của các bộ phận mang điện nguy hiểm để cung cấp bảo vệ chính.
3.51. Cách điện phụ (supplementary insulation)
Cách điện độc lập được đặt bổ sung vào cách điện chính để bảo vệ trong trường hợp sự cố.
3.52. Cách điện kép (double insulation)
Cách điện gồm cả cách điện chính và cách điện phụ.
3.53. Cách điện tăng cường (reinforced insulation)
Cách điện của các bộ phận mang điện nguy hiểm để có cấp bảo vệ chống điện giật tương đương với cách điện kép.
CHÚ THÍCH: Cách điện tăng cường gồm một số lớp cách điện nhưng không thể thử nghiệm riêng rẽ như cách điện chính hoặc cách điện phụ.
3.54. Hệ thống cắt bằng plasma (plasma cutting system)
Sự kết hợp giữa nguồn điện, mỏ hàn và các thiết bị an toàn liên quan để cắt/tạo lỗ bằng plasma.
3.55. Nguồn điện cắt bằng plasma (plasma cutting power source)
Thiết bị dùng để cung cấp dòng điện hoặc điện áp và có các đặc tính yêu cầu phù hợp để cắt/tạo lỗ bằng plasma và cũng có thể cung cấp khí hoặc chất lỏng làm mát.
CHÚ THÍCH: Nguồn điện cắt bằng plasma cũng có thể cung cấp các dịch vụ cho các thiết bị và phụ kiện khác, ví dụ nguồn phụ trợ, chất lỏng và khí làm mát.
3.56. Điện áp cực thấp an toàn SELV (safety extra low voltage SELV)
Điện áp không vượt quá 50 V xoay chiều hoặc 120 V một chiều không nhấp nhô giữa các ruột dẫn hoặc giữa ruột dẫn và đất, trong mạch điện được cách ly với nguồn điện lưới bằng biến áp cách ly an toàn.
CHÚ THÍCH 1: Điện áp lớn nhất nhỏ hơn 50 V xoay chiều hoặc 120 V một chiều không nhấp nhô có thể được quy định trong các yêu cầu cụ thể, đặc biệt khi cho phép tiếp xúc trực tiếp với các bộ phận mang điện.
CHÚ THÍCH 2: Không được vượt quá giới hạn điện áp này ở các giá trị từ tải đầy đủ đến không tải khi nguồn là biến áp cách ly an toàn.
CHÚ THÍCH 3: “Không nhấp nhô” được hiểu một cách quy ước là điện áp nhấp nhô có giá trị hiệu dụng không lớn hơn 10 % thành phần một chiều; giá trị đỉnh lớn nhất không lớn hơn 140 V đối với hệ thống điện một chiều không nhấp nhô có điện áp danh nghĩa 120 V và không lớn hơn 70 V đối với hệ thống điện một chiều không nhấp nhô có điện áp danh nghĩa 60 V.
3.57. Mạch nguồn (supply circuit)
Vật liệu dẫn trong nguồn điện mà qua đó dòng điện cung cấp dự kiến chạy qua.
3.58. Điện áp làm việc (working voltage)
Giá trị hiệu dụng cao nhất của điện áp xoay chiều hoặc một chiều đặt lên cách điện cụ thể bất kỳ, điện áp này có thể xuất hiện khi thiết bị được cấp điện ở điện áp danh định.
CHÚ THÍCH 1: Bỏ qua các quá độ.
CHÚ THÍCH 2: Xét đến cả điều kiện mạch hở và điều kiện làm việc bình thường.
- 4. Điều kiện môi trường
Nguồn điện hàn phải có khả năng cung cấp công suất danh định của chúng trong các điều kiện môi trường sau:
- a) dải nhiệt độ của không khí xung quanh:
trong quá trình làm việc: -10 °C đến + 40 °C
sau khi vận chuyển và bảo quản ở: -20 °C đến + 55 °C
b)độ ẩm tương đối của không khí:
đến 50 % ở 40 °C;
đến 90 % ở 20 °C;
- c) không khí xung quanh, không có lượng bất thường về bụi, axit, khí hoặc chất ăn mòn, v.v… không phải loại sinh ra trong quá trình hàn;
- d) độ cao so với mực nước biển đến 1 000 m;
- e) đế đặt nguồn điện hàn có độ nghiêng nhỏ hơn 10°.
CHÚ THÍCH: Có thể có thỏa thuận khác giữa nhà chế tạo và người mua về các điều kiện môi trường khác và khi đó nguồn điện hàn phải được ghi nhãn tương ứng (xem 15.1). Ví dụ về các điều kiện này là độ ẩm cao, khói ăn mòn, hơi nước, hơi dầu quá mức, rung hoặc xóc bất thường, bụi quá mức, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, điều kiện không bình thường như gần biển hoặc trên tàu biển, sinh vật gây hại và khí quyển thuận lợi cho nấm mốc phát triển.
tcvn-8094-1-2009-thiet-bi-han-ho-quang-phan-1-nguon-dien-han.pdf