TCVN 7538-5 : 2007 CHẤT LƯỢNG ĐẤT – LẤY MẪU – PHẦN 5: HƯỚNG DẪN QUI TRÌNH ĐIỀU TRA CÁC VÙNG ĐÔ THỊ VÀ VÙNG CÔNG NGHIỆP LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM BẨN ĐẤT


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7538-5 : 2007

ISO 10381-5: 2005

CHẤT LƯỢNG ĐẤT – LẤY MẪU – PHẦN 5: HƯỚNG DẪN QUI TRÌNH ĐIỀU TRA CÁC VÙNG ĐÔ THỊ VÀ VÙNG CÔNG NGHIỆP LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM BẨN ĐẤT

Soil quality – Sampling – Part 5: Guidance on the procedure for the investigation of urban and industrial sites with regard to soil contamination

Lời nói đầu

TCVN 7538-5 : 2007 hoàn toàn tương đương với ISO 10381-5 : 2005.

TCVN 7538-5 : 2007 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 190 “Chất lượng đất” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TCVN 7538 gồm các tiêu chuẩn sau, với tên chung Chất lượng đất – Lấy mẫu.

– TCVN 7538-1 : 2006 (ISO 10381-1 : 2002) Phần 1 : Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu.

– TCVN 7538-2 : 2005 (ISO 10381-2 : 2002) Phần 2 : Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.

– TCVN 7538-3 : 2005 (ISO 10381-3 : 2001) Phần 3 : Hướng dẫn an toàn.

– TCVN 7538-4 : 2007 (ISO 10381-4 : 2003) Phần 4 : Hướng dẫn qui trình điều tra các vùng tự nhiên, bán tự nhiên và vùng canh tác.

– TCVN 7538-5 : 2007 (ISO 10381-5 : 2005) Phần 5 : Hướng dẫn qui trình điều tra các vùng đô thị và vùng công nghiệp liên quan đến nhiễm bẩn đất.

– TCVN 5960 : 1995 (ISO 10381-6 : 1993) Hướng dẫn về thu thập, vận chuyển và lưu giữ mẫu đất để đánh giá các quá trình hoạt động của vi sinh vật hiếu khí tại phòng thí nghiệm.

Bộ tiêu chuẩn ISO 10381 còn các tiêu chuẩn sau

– ISO 10381-7 : 2005 Soil quality – Sampling – Part 7 : Guidance on sampling of soil gas.

– ISO 10381-8 : 2006 Soil quality – Sampling – Part 8 : Guidance on the sampling of stockpiles.

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này là một trong bộ tiêu chuẩn liên quan đến các khía cạnh khác nhau của việc điều tra và lấy mẫu. Tiêu chuẩn này được sử dụng cùng với các tiêu chuẩn khác của bộ tiêu chuẩn TCVN 7538 (ISO 10381).

Phần lớn các trường hợp nhiễm bẩn đất nghiêm trọng xảy ra tại các vùng đô thị và vùng công nghiệp, có thể xảy ra nhiễm bẩn đất đai nông nghiệp nghiêm trọng (ví dụ do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tưới tiêu dài hạn và bón chất thải hữu cơ). Trong các trường hợp này, kết hợp phương pháp nêu trong TCVN 7538-4 (ISO 10381-4) và TCVN 7538-5 (ISO 10381-5) có thể phù hợp. Nếu các mục đích của điều tra có liên quan tới sự phát triển cây trồng, cần tham khảo TCVN 7538-4 (ISO 10381-4).

Thuật ngữ chung được dùng theo ISO/TC 190 “Chất lượng đất” và theo thuật ngữ được đưa ra trong TCVN 6495 (ISO 11074).

Việc điều tra nước ngầm, khí đất và các vực nước mặt nằm ngoài phạm vi của tiêu chuẩn TCVN 7538 (ISO 10381). Để có thông tin thêm về lấy mẫu nước ngầm và nước mặt, xem TCVN 6663 (ISO 5667). Thông tin về lấy mẫu khi đất được đưa ra trong ISO 10381-7.

CHẤT LƯỢNG ĐẤT – LẤY MẪU – PHẦN 5: HƯỚNG DẪN QUI TRÌNH ĐIỀU TRA CÁC VÙNG ĐÔ THỊ VÀ VÙNG CÔNG NGHIỆP LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM BẨN ĐẤT

Soil quality – Sampling – Part 5: Guidance on the procedure for the investigation of urban and industrial sites with regard to soil contamination

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra các hướng dẫn về qui trình điều tra các vùng đô thị và vùng công nghiệp, nơi đã biết có nhiễm bẩn đất hoặc nghi ngờ có nhiễm bẩn đất. Tiêu chuẩn này cũng được áp dụng khi cần phải xác lập tình trạng nhiễm bẩn của vùng, hoặc cần thiết lập chất lượng môi trường của các vùng cho các mục đích khác nhau.

Tiêu chuẩn này bao gồm hướng dẫn về thu thập thông tin cần thiết cho đánh giá rủi ro và/hoặc xây dựng các kế hoạch cải tạo (ví dụ khi có yêu cầu về cải tạo và các đề xuất làm thế nào để việc cải tạo đạt được hiệu quả tốt nhất). Tuy nhiên, tiêu chuẩn này chỉ cung cấp các hướng dẫn về thông tin yêu cầu nói chung. Tiêu chuẩn này cũng nhấn mạnh đến các biện pháp cải tạo cụ thể có thể cần thông tin thêm.

Tiêu chuẩn này cũng được áp dụng cho các vùng dự đoán đất không bị nhiễm bẩn, nhưng cần xác định chất lượng đất (ví dụ, để đảm bảo rằng không có sự nhiễm bẩn).

Mặc dù các vùng được xét đến trong tài liệu này được xác định là các vùng đô thị và công nghiệp, nhưng hướng dẫn trong tiêu chuẩn này được áp dụng tương tự cho các vùng cần thiết lập mức độ và phạm vi nhiễm bẩn.

CHÚ THÍCH 1 Sự nhiễm bẩn được định nghĩa là kết quả tác động con người, tuy nhiên, phương pháp được mô tả cho điều tra cũng được áp dụng khi nồng độ tự nhiên các chất gây hại tiềm ẩn cao.

CHÚ THÍCH 2 Một số các mục đích lấy mẫu đất khác được liệt kê trong phụ lục A, theo các tham chiếu tới các phần tương ứng của tiêu chuẩn TCVN 7538 (ISO 10381).

CHÚ THÍCH 3 Mặc dù các phần tổng quát về thông tin đánh giá rủi ro và/hoặc xây dựng kế hoạch xử lý được thu thập khi áp dụng tiêu chuẩn này, tài liệu này không đưa ra hướng dẫn về quyết định và hành động tiếp theo điều tra tại hiện trường, ví dụ, đánh giá rủi ro và các quyết định về các yêu cầu đối với biện pháp xử lý (nếu có).

CHÚ THÍCH 4 Tiêu chuẩn này chỉ đề cập đến điều tra nền. Điều quan trọng là nhận biết được ở các vùng đô thị và công nghiệp cũ, có thể có các tòa nhà bỏ hoang và/hoặc nhà máy công nghiệp cũ đang đợi phá bỏ, tháo dỡ hoặc tân trang. Nếu không điều tra các tòa nhà này trước khi phá bỏ có thể đe dọa sự an toàn của công nhân hoặc dẫn đến sự phát tán nhiễm bẩn lên bề mặt và xung quanh địa điểm. Điều tra các tòa nhà bỏ hoang hoặc các tàn dư của nền móng nằm ngoài phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH 5 Trong nhiều trường hợp, có mối liên hệ chặt chẽ giữa nhiễm bẩn đất, nước ngầm, khí đất và nước mặt.

2 Tài liệu viện dẫn

TCVN 6495 (ISO 11074), Chất lượng đất – Thuật ngữ.

3 Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 6495 (ISO 11074).

4 Mục đích

4.1 Khái quát

Hướng dẫn này cung cấp khung cho các giai đoạn và các pha khác nhau có thể tiến hành trong điều tra đất đai. Xác định kết quả của tình trạng nhiễm bẩn có thể dẫn đến đánh giá rủi ro và khi cần tạo thuận lợi để lựa chọn và áp dụng các hành động cải tạo phù hợp. Hướng dẫn về dữ liệu và yêu cầu thông tin cho các mục đích cụ thể được đưa ra trong một số các tiêu chuẩn sau ISO 15175, ISO 15176, ISO 15799 và ISO 15800.

4.2 Định nghĩa mục đích

Có nhiều lý do để điều tra vì vậy mục đích có thể khác nhau nhưng nói chung gồm:

– Để xác định và đánh giá rủi ro đối với người sử dụng địa điểm, và trong trường hợp xây dựng lại, đối với người sau đó sẽ sử dụng và người sinh sống tại đó;

– Để xác định và đánh giá rủi ro đối với môi trường, kể cả vùng đất đai liền kề, nước mặt và nước ngầm, hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng;

– Để xác định và đánh giá rủi ro đối với những người liên quan đến điều tra, cải tạo, xây dựng lại hoặc bảo dưỡng địa điểm;

– Để xác định và đánh giá tiềm ẩn đối với ảnh hưởng có hại lên vật liệu công trình.

Do vậy có thể đưa ra các quyết định về tầm quan trọng của các rủi ro và xem xét sự cần thiết phải tiến hành mọi hành động để xử lý chung.

Từ các mục đích chủ yếu của điều tra, có thể dẫn đến một số các mục đích phụ. Các mục đích đó có thể bao gồm:

a) Ra quyết định nếu phải hành động ngay để bảo vệ đối tượng chịu tác động;

b) Xác định các chất xuất hiện, hoặc có thể xuất hiện, là đại diện cho rủi ro đối với một hoặc nhiều đối tượng nhận rủi ro thực tế hoặc tiềm ẩn;

c) Xác định các đối tượng đang chịu rủi ro hoặc có thể chịu rủi ro trong tương lai (ví dụ con người, hệ sinh thái, nước ngầm);

d) Xác định con đường mà qua đó các đối tượng tiếp nhận cụ thể có thể bị phơi nhiễm với chất nhiễm bẩn;

e) Cung cấp dữ liệu và các thông tin khác để sử dụng trong đánh giá rủi ro;

f) Cung cấp thông tin giúp cho thiết kế các biện pháp bảo vệ hoặc cải tạo;

g) Cho phép định ra đặc tính của vật liệu bị nhiễm bẩn để đảm bảo an toàn, xử lý và thải bỏ phù hợp;

h) Cung cấp các dữ liệu tham khảo tương phản mà nhờ đó các kết quả của việc cải tạo có thể được đánh giá;

i) Cho phép các xét đoán về ảnh hưởng tương tự của việc liên tục sử dụng chất lượng đất của địa điểm;

j) Cung cấp thông tin để đánh giá rủi ro trách nhiệm môi trường (về mặt pháp lý) và các ảnh hưởng lên giá trị tài sản.

Các mục đích khái quát này sẽ định ra các yêu cầu cụ thể tùy thuộc vào từng mục đích của điều tra.

VÍ DỤ Một điều tra địa điểm trước khi mua để xây dựng khu nhà ở có thể có một hoặc nhiều mục đích sau:

– Thiết lập lịch sử của địa điểm và sự tiềm ẩn về nhiễm bẩn;

– Thiết lập bản chất, mức độ và sự phân bố của nhiễm bẩn (dự đoán) trong ranh giới điểm khảo sát;

– Xác định sự tiềm ẩn di chuyển nhiễm bẩn ra ngoài ranh giới bao gồm nước mặt và nước ngầm (điều này có thể chỉ ra các trách nhiệm môi trường pháp lý tiềm ẩn);

– Xác định mọi nguy hiểm tức thời tới sức khỏe cộng đồng, an toàn và môi trường;

– Xác định các bắt buộc liên quan đến xây dựng (rủi ro cho con người và môi trường) và các công việc cải tạo cần thiết và cung cấp dữ liệu từ đó xây dựng dự toán;

Cung cấp thông tin để tạo thuận lợi cho việc xây dựng báo cáo diễn giải đầy đủ bao gồm kết luận khuyến nghị và ngân sách cho các hành động cải tạo.

5 Kế hoạch tổng thể của điều tra địa điểm

5.1 Khái quát

Việc xác định phạm vi của vùng nhiễm bẩn và đặc biệt đánh giá rủi ro đối với con người và môi trường gây ra bởi sự nhiễm bẩn có thể phức tạp. Do sự phức tạp này, quá trình xác định, định lượng và đánh giá rủi ro liên quan đến đất đai bị nhiễm bẩn là một quá trình lặp với một số các giai đoạn điều tra (từng mục tiêu cụ thể có thể đạt được), để thu được dữ liệu phù hợp đầy đủ để định ra các đặc tính rủi ro tiềm ẩn, con đường và đối tượng tiếp nhận có liên quan. Phải xem xét lại mục đích ở mỗi giai đoạn, và các yêu cầu đối với điều tra thêm cũng được xem lại khi xây dựng quá trình đánh giá và điều tra.

Các pha chính là:

– Điều tra sơ bộ (xem 5.2),

– Điều tra thăm dò (xem 5.3, 7 và 8), và

– Điều tra chính (xem 5.4, 7 và 9).

Mối quan hệ giữa các pha được minh họa trong hình 1.

Có thể yêu cầu điều tra bổ sung tiếp theo điều tra chính để cung cấp thông tin phù hợp cho lựa chọn phương pháp cải tạo, hoặc thiết kế cải tạo của công trình xây dựng.

Sau khi hoàn thiện mỗi giai đoạn điều tra, cần phải chuẩn bị báo cáo đưa ra các kết quả.

Kế hoạch điều tra (điều tra sơ bộ, điều tra thăm dò hoặc điều tra chính) sẽ phụ thuộc vào các mục đích. Ví dụ, các yêu cầu khác nhau của điều tra địa điểm phục vụ mục đích mua bán, xác định nghi ngờ có nhiễm bẩn hay không hoặc việc xây dựng lại sẽ ảnh hưởng đến không gian vị trí mẫu và số mẫu được phân tích, chi phí của điều tra.

Trước khi bắt đầu mỗi giai đoạn hoặc pha điều tra, nhất thiết phải xác lập mục đích chất lượng dữ liệu và thông tin khác liên quan đến loại, số lượng và chất lượng (ví dụ chất lượng phân tích). Mục đích chất lượng dữ liệu này sẽ phụ thuộc một phần vào bản chất và độ tin cậy của quyết định được đưa ra dựa trên điều tra. Nếu không xác lập chất lượng dữ liệu khi bắt đầu có thể dẫn đến sự lãng phí tiền bạc đáng kể, ví dụ, nếu dữ liệu thu nhập là không phù hợp hoặc không đủ cho một đánh giá rủi ro tin cậy, hoặc để lại quá nhiều những điều không chắc chắn về “mô hình giả thiết” được xây dựng cho các địa điểm (xem 6.5 về định nghĩa mô hình giả thiết).

Khi quyết định kế hoạch, phải xem xét khả năng áp dụng và sử dụng phân tích tại chỗ và/hoặc các kỹ thuật đo tại chỗ. Tiêu chuẩn này không đưa ra hướng dẫn cụ thể về các chủ đề này.

Download toàn bộ tiêu chuẩn xây dựng TCVN 7538-5 : 2007 tại đây:

TCVN 7538-5 : 2007 CHẤT LƯỢNG ĐẤT – LẤY MẪU – PHẦN 5: HƯỚNG DẪN QUI TRÌNH ĐIỀU TRA CÁC VÙNG ĐÔ THỊ VÀ VÙNG CÔNG NGHIỆP LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM BẨN ĐẤT
TCVN 7538-5 : 2007 CHẤT LƯỢNG ĐẤT – LẤY MẪU – PHẦN 5: HƯỚNG DẪN QUI TRÌNH ĐIỀU TRA CÁC VÙNG ĐÔ THỊ VÀ VÙNG CÔNG NGHIỆP LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM BẨN ĐẤT
TCVN7538-5_2007-chat-luong-dat-phan-5-huong-dan-quy-trinh-dieu-tra-cac-vung-do-thi-va-vung-cong-nghiep-lien-quan-den-nhiem-ban-dat.pdf
615.6 KiB
278 Downloads
Chi tiết