TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 7538-4 : 2007
ISO 10381-4 : 2003
CHẤT LƯỢNG ĐẤT – LẤY MẪU – PHẦN 4: HƯỚNG DẪN QUI TRÌNH ĐIỀU TRA CÁC VÙNG TỰ NHIÊN, BÁN TỰ NHIÊN VÀ VÙNG CANH TÁC
Soil quality – Sampling – Part 4: Guidance on the procedure for investigation of natural, near-natural and cultivated sites
Lời nói đầu
TCVN 7538-4 : 2007 hoàn toàn tương đương với ISO 10381-4 : 2003.
TCVN 7538-4 : 2007 do Ban kĩ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 190 “Chất lượng đất” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TCVN 7538 gồm các tiêu chuẩn sau, với tên chung Chất lượng đất – Lấy mẫu
– TCVN 7538-1 : 2006 (ISO 10381-1 : 2002) Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu.
– TCVN 7538-2 : 2005 (ISO 10381-2 : 2002) Phần 2: Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
– TCVN 7538-3 : 2005 (ISO 10381-3 : 2001) Phần 3: Hướng dẫn an toàn.
– TCVN 7538-4 : 2007 (ISO 10381-4 : 2003) Phần 4: Hướng dẫn qui trình điều tra các vùng tự nhiên, bán tự nhiên và vùng canh tác.
– TCVN 7538-5 : 2007 (ISO 10381-5 : 2005) Phần 5: Hướng dẫn qui trình điều tra các vùng đô thị và vùng công nghiệp liên quan đến nhiễm bẩn đất.
– TCVN 5960 : 1995 (ISO 10381-6 : 1993) Hướng dẫn về thu thập, vận chuyển và lưu giữ mẫu đất để đánh giá các quá trình hoạt động của vi sinh vật hiếu khí tại phòng thí nghiệm.
Bộ tiêu chuẩn ISO 10381 còn các tiêu chuẩn sau:
– ISO 10381-7 : 2005 Soil quality – Sampling – Part 7: Guidance on sampling of soil gas.
– ISO 10381-8 : 2006 Soil quality – Sampling – Part 8: Guidance on the sampling of stockpiles.
Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn này là một tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn có thể được sử dụng kết hợp với nhau nếu cần. Bộ tiêu chuẩn này (tất cả các phần) đề cập đến qui trình lấy mẫu cho các mục đích điều tra đất.
Thuật ngữ chung được dùng theo ISO/TC 190 “Chất lượng đất” và theo thuật ngữ về lấy mẫu được đưa ra trong TCVN 6459-2 (ISO 11074-2)
CHẤT LƯỢNG ĐẤT – LẤY MẪU – PHẦN 4: HƯỚNG DẪN QUI TRÌNH ĐIỀU TRA CÁC VÙNG TỰ NHIÊN, BÁN TỰ NHIÊN VÀ VÙNG CANH TÁC
Soil quality – Sampling – Part 4: Guidance on the procedure for investigation of natural, near-natural and cultivated sites
- Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này mô tả phương pháp lấy mẫu đất ở:
– Vùng tự nhiên và bán tự nhiên;
– Vùng được sử dụng cho mục đích nông nghiệp (đất trồng trọt và các đồng cỏ);
– Vùng được sử dụng cho mục đích làm vườn (bao gồm cả vườn nhà và đất chia);
– Vùng được sử dụng cho mục đích canh tác cây trồng đặc biệt, nho, cây leo…
– Khu vực rừng.
Tiêu chuẩn này được áp dụng cho:
– Điều tra và đánh giá đất tại hiện trường;
– Xác định các đặc tính hóa học, địa hóa, lý học, sinh học và phóng xạ của đất và các vật liệu đất trong phòng thí nghiệm sau khi lấy mẫu.
Tiêu chuẩn này cũng đưa ra các kế hoạch phù hợp cho việc lập chương trình lấy mẫu, các qui trình ngoài thực địa và xử lý mẫu đất tiếp theo để vận chuyển và lưu giữ mẫu trước khi xử lý sơ bộ (ví dụ như sấy, nghiền).
CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn này được áp dụng đồng thời với các tiêu chuẩn khác trong bộ tiêu chuẩn khi cần.
- Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất.
TCVN 7538-1 (ISO 10381-1) Chất lượng đất – Lấy mẫu – Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu
TCVN 7538-2 (ISO 10381-2) Chất lượng đất – Lấy mẫu – Phần 2: Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
TCVN 7538-3 (ISO 10381-3) Chất lượng đất – Lấy mẫu – Phần 3: Hướng dẫn an toàn.
TCVN 7538-5 (ISO 10381-5) Chất lượng đất – Lấy mẫu – Phần 5: Hướng dẫn điều tra các vùng đô thị và vùng công nghiệp liên quan đến nhiễm bẩn đất.
TCVN 5960 : 1995 (ISO 10381-6 : 1993) Chất lượng đất – Lấy mẫu – Hướng dẫn về thu thập, vận chuyển và lưu giữ mẫu đất để đánh giá các quá trình hoạt động của vi sinh vật hiếu khí tại phòng thí nghiệm.
TCVN 6495-1 : 2001 (ISO 11074-1 : 1996) Chất lượng đất – Từ vựng – Phần 1: Thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến bảo vệ và ô nhiễm đất.
TCVN 6495-2 : 2001 (ISO 11074-2 : 1998) Chất lượng đất – Từ vựng – Phần 2: Thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến lấy mẫu
TCVN 6862 (ISO 11277) Chất lượng đất – Xác định sự phân bố cấp hạt trong đất khoáng – Phương pháp rây và sa lắng.
TCVN 6647 (ISO 11464) Chất lượng đất – Xử lý sơ bộ đất để phân tích lý – hóa.
- Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 6495-1 (ISO 11074-1) và TCVN 6495-2 (ISO 11074-2)
- Mục đích lấy mẫu
Kế hoạch lấy mẫu chủ yếu phụ thuộc vào:
– Mục đích điều tra.
– Tình trạng sử dụng đất/ đất đai hiện nay và trước đây.
Mục đích điều tra có thể là
– Thu thập thông tin về chất lượng đất nói chung liên quan đến bảo tồn và cải tạo chức năng sinh thái học của đất.
– Thu thập thông tin để đánh giá chất lượng đất, cung cấp dinh dưỡng hoặc nhu cầu dinh dưỡng của đất liên quan đến sự bảo tồn và cải tạo năng suất của đất.
– Thu thập thông tin để lập bản đồ đất, phân loại đất và định thuế đất.
– Thu thập thông tin để thiết lập và duy trì các cùng monitoring đất.
– Thu thập thông tin để các mẫu lặp được dùng cho ngân hàng mẫu đất hoặc ngân hàng mẫu môi trường.
Bảng 1 đưa ra thông tin về các mục đích và kế hoạch lấy mẫu đất khác nhau.
Thông tin chi tiết về mục đích lấy mẫu được nêu trong TCVN 7538-1 (ISO 10381-1)
Bảng 1 – Mục đích lấy mẫu đất
TT | Mục đích lấy mẫu đất | Sử dụng đất đai | Nồng độ trung bình | Phân bổ theo không gian | Theo thời gian | Tham khảo đến các điều của TCVN 7538 (ISO 10381) | |
Chiều ngang | Chiều thẳng đứng | ||||||
1 | Lập bản đồ | Tất cả | – | + | + | – | 1, 2, 3 |
2 | Phân loại | Tất cả | + | – | + | – | 1, 2, 3 |
3 | Monitoring | Nông nghiệp | + | – | +/- | + | 1, 2, 3 |
Lâm nghiệp | +/- | + | + | + | 1, 2, 3 | ||
Tự nhiên | +/- | + | + | + | 1, 2, 3 | ||
4 | Định thuế đất | Tất cả | +/- | + | +/- | Thời điểm | 1, 2, 3 |
5 | Cải tạo chức năng đất | Tất cả | + | – | – | +/- | 1, 2, 3, 5 |
6 | Xác định tải lượng tối đaa | Nông nghiệp | + | +/- | + | 1, 2, 3, 5 | |
– Không quan trọng
+/- Không quá quan trọng + Quan trọng |
|||||||
a Cung cấp dinh dưỡng/ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và các chất hữu cơ, kim loại dạng vết. |
- Nguyên tắc, yêu cầu và xem xét chung về lấy mẫu đất
5.1. Điều này đưa ra nguyên tắc, yêu cầu và xem xét chung khi lấy mẫu đất cần phải xét đến các vùng tự nhiên, bán tự nhiên và vùng canh tác. TCVN 7538-1 (ISO 10381-1) đưa ra các thông tin được sử dụng đồng thời với tiêu chuẩn này.
Các khía cạnh từ 5.2 đến 5.19 phải được xem xét khi xây dựng một kế hoạch lấy mẫu.
5.2. Lựa chọn địa điểm lấy mẫu cần xét đến tính đồng đều của chất lượng đất, sử dụng đất đai và loại hình canh tác (địa điểm lấy mẫu phải đại diện cho toàn bộ vùng lấy mẫu).
5.3. Có thể chấp nhận cách thức lấy mẫu ngoài hiện trường để được mẫu đơn hoặc nhiều mẫu để trộn thành một mẫu phức hợp.
5.4. Lựa chọn các điểm lấy mẫu (ví dụ mẫu khoan) để lấy mẫu khu vực hoặc lấy mẫu điểm theo hệ thống (theo mô hình định trước).
5.5. Cách thức lấy mẫu có thể được dựa trên các mô hình thống kê, phân bổ số ngẫu nhiên hoặc cách thức có tính hệ thống.
5.6. Tránh các nơi có xác chết, bờ ruộng, các vùng có đập nước và các địa điểm khác mà hoàn toàn không đại diện cho mẫu trung bình.
5.7. Các kiểu mẫu, gồm:
– Mẫu xáo trộn (lấy mẫu theo tỉ lệ khối lượng, mẫu thu được không cần giữ nguyên cấu trúc đất);
– Mẫu nguyên (mẫu lấy theo tỉ lệ thể tích, mẫu thu được có dùng một phương pháp định trước để giữ nguyên cấu trúc đất).
5.8. Lấy mẫu
– Theo tầng đất (thích hợp cho việc sử dụng đất đai nông nghiệp, lâm nghiệp và tự nhiên);
– Theo lớp đất (ví dụ các vùng đô thị có nhân tác, đất hỗn hợp hoặc bị điều khiển bởi mục đích lấy mẫu).
5.9. Quy trình lấy mẫu, ví dụ
– Thăm dò
– Khoan máy/khoan tay.
– Hố thử
5.10. Thiết bị lấy mẫu
Hướng dẫn chi tiết về lựa chọn và áp dụng các thiết bị phù hợp được nêu trong TCVN 7538-2 (ISO 10381-2).
5.11. Độ sâu lấy mẫu phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và tính đại diện của các trường hợp đó.
5.12. Thời gian và tần suất lấy mẫu, phụ thuộc vào
– Mục đích lấy mẫu.
– Việc sử dụng đất đai (ví dụ lấy mẫu định kỳ để phân tích độ phì nhiêu của đất).
– Chất lượng đất.
5.13. Khối lượng mẫu, phụ thuộc vào kiểu và quy mô điều tra ngoài hiện trường và trong phòng thí nghiệm và yêu cầu để xác định dung trọng. Lượng mẫu nên:
– Trong trường hợp đất cát, thịt và đất sét: lấy đến 1 kg;
– Trong trường hợp đất than bùn và tầng hữu cơ của đất rừng: lấy đến 0,5 kg;
– Trong trường hợp đất có thành phần sỏi, đá: khối lượng lớn hơn yêu cầu [xem TCVN 6862 (ISO 11277)].
Đối với chuẩn bị mẫu lặp, cần thêm khối lượng đất
5.14. Dụng cụ chứa mẫu
– Phải được chỉ rõ không có chất nhiễm bẩn;
– Phải tương ứng với mục đích lấy mẫu;
– Có thể yêu cầu làm lạnh trong một số trường hợp nhất định;
– Phải phù hợp để tránh thất thoát các chất dễ bay hơi và nước cũng như thất thoát do phản ứng với ánh sáng (thép tinh thể, hợp chất polymer flo hóa, nhôm, thủy tinh tối màu);
– Phải có nhãn phù hợp.
Có thể sử dụng túi để đựng một số dụng cụ chứa mẫu nhỏ hơn. Túi đặc biệt được sử dụng cho vòng mẫu đất hoặc lõi khoan.
5.15. Vận chuyển mẫu phải
– Càng sớm càng tốt và làm lạnh nếu cần, ví dụ khi xác định nitơ di động để tránh sự thất thoát do hoạt động của vi sinh vật;
– Tránh va đập càng ít càng tốt;
– Tránh thất thoát nước do bay hơi.
5.16. Lưu giữ cần tính đến các yếu tố sau
– Trong trường hợp lưu giữ ngắn hạn ngoài phòng thí nghiệm và trước khi bắt đầu xử lý sơ bộ mẫu trong phòng thí nghiệm cần lưu giữ trong các điều kiện phù hợp;
– Trong trường hợp chuẩn bị ngay, lưu giữ mẫu tươi trong phòng làm lạnh;
– Trong các trường hợp khác, sấy ngay (40oC) [xem hướng dẫn nêu trong TCVN 6647 (ISO 11464)]
5.17. Biện pháp an toàn: hướng dẫn chi tiết về khía cạnh an toàn liên quan đến lấy mẫu đất được nêu trong TCVN 7538-3 (ISO 10381-3).
5.18. Biện pháp kiểm soát chất lượng được thực hiện bởi nhân viên kỹ thuật có kiến thức và kinh nghiệm về khoa học đất, các khía cạnh về địa chất và địa chất thủy văn, bao gồm
– Sử dụng thiết bị lấy mẫu phù hợp để tranh nhiễm bẩn chéo, tránh thất thoát…
– Sử dụng hệ thống và quy trình lấy mẫu tái lập;
– Đánh giá tại chỗ sai khác do lấy mẫu.
5.19. Để thuận lợi cho so sánh các đặc tính của đất trong kiểm kê đất, đánh giá đất đai.v.v. báo cáo lấy mẫu phải
– Bao gồm các thông tin hiện trường (vị trí và hiện trạng sử dụng của khu vực, điều kiện đất, điều kiện canh tác và khí hậu…);
– Bản đồ phác thảo về vị trí, bản đồ hiện trường, ảnh…
Download toàn bộ tiêu chuẩn xây dựng TCVN 7538-4 : 2007 tại đây:
TCVN7538-4_2007-chat-luong-dat-phan-4-huong-dan-quy-trinh-dieu-tra.pdf