TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 7093-2 : 2003
ISO 11922-2 : 1997
ỐNG NHỰA NHIỆT DẺO DÙNG ĐỂ VẬN CHUYỂN CHẤT LỎNG – KÍCH THƯỚC VÀ DUNG SAI – PHẦN 2: DÃY THÔNG SỐ THEO HỆ INCH
Thermoplastics pipes for the conveyance of fluids – Dimensions and tolerances – Part 2: Inch series
Lời nói đầu
TCVN 7093-2: 2003 hoàn toàn tương đương ISO 11922-2: 1997.
TCVN 7093-2: 2003 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 138 “Ống và phụ tùng đường ống” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
ỐNG NHỰA NHIỆT DẺO DÙNG ĐỂ VẬN CHUYỂN CHẤT LỎNG – KÍCH THƯỚC VÀ DUNG SAI – PHẦN 2: DÃY THÔNG SỐ THEO HỆ INCH
Thermoplastics pipes for the conveyance of fluids – Dimensions and tolerances – Part 2: Inch series
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các cấp dung sai đối với đường kính ngoài, độ ô van và chiều dày thành của các ống nhựa nhiệt dẻo theo hệ inch dùng để vận chuyển chất lỏng và được chế tạo với đường kính ngoài danh nghĩa và áp suất danh nghĩa phù hợp với TCVN 6150-2: 2003 (ISO 161-2: 1996) [1] (xem Phụ lục A).
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các ống nhựa nhiệt dẻo trơn có tiết diện ngang tròn không đổi dọc theo suốt chiều dài ống, bất kể phương pháp chế tạo, vật liệu của ống hoặc ý định sử dụng như thế nào.
CHÚ THÍCH – Các cấp dung sai được quy định trong các tiêu chuẩn sản phẩm dự kiến sẽ được chọn từ tiêu chuẩn này, có tính đến vật liệu và ý định sử dụng.
2. Tiêu chuẩn viện dẫn
TCVN 6145: 1996 (ISO 3126: 1974), Ống nhựa – Đo kích thước.
3. Định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa sau:
3.1. Đường kính ngoài danh nghĩa (nominal outside diameter), dn: Đối với ống thuộc dãy thông số theo hệ Inch phù hợp với TCVN 6150-2: 2003 (ISO 161-2: 1996), đường kính ngoài danh nghĩa được dùng như đường kính ngoài tham khảo, tính bằng milimet, với độ sai lệch cho phép là giá trị dương và/hoặc âm.
3.2. Đường kính ngoài, de
3.2.1. Đường kính ngoài trung bình (mean outside diameter), dem: Độ dài đo được của chu vi ngoài của ống chia cho số p1), được làm tròn đến 0,1 mm.
3.2.2. Đường kính ngoài trung bình nhỏ nhất (minimum mean outside diameter), dem,min: Giá trị nhỏ nhất của đường kính ngoài trung bình được quy định trong tiêu chuẩn ống phù hợp và bằng đường kính ngoài danh nghĩa dn, tính bằng milimet.
3.2.3. Đường kính ngoài trung bình lớn nhất (maximum mean outside diameter), dem,max: Giá trị lớn nhất của đường kính ngoài trung bình được quy định trong tiêu chuẩn ống phù hợp.
3.2.4. Đường kính ngoài tại điểm bất kỳ (outside diameter at any point), dey: Đường kính ngoài đo được qua mặt cắt ngang tại điểm bất kỳ của ống, được làm tròn đến 0,1 mm.
3.2.5. Độ ô van (out-of-roundness): Hiệu số giữa đường kính ngoài lớn nhất và đường kính ngoài nhỏ nhất đo được trên cùng một mặt cắt ngang của ống.
3.3. Thuật ngữ liên quan đến dung sai2)
3.3.1. Dung sai (tolerance): Sự thay đổi cho phép của giá trị quy định của một đại lượng, được tính bằng hiệu số giữa các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất cho phép.
3.3.2. Độ sai lệch cho phép (permissible deviation): Hiệu số giữa giá trị giới hạn cho phép và giá trị so sánh (giá trị tham khảo).
3.3.3. Cấp dung sai (tolerance grade): Một nhóm các dung sai được coi là tương ứng với cùng cấp chính xác đối với tất cả các kích thước cơ bản trong một hệ thống dung sai và lắp ghép tiêu chuẩn.
3.4. Chiều dày thành ống (wall thickness), e
3.4.1. Chiều dày thành ống tại điểm bất kỳ (wall thikness at any point), ey: Chiều dày thành ống đo được tại điểm bất kỳ xung quanh chu vi của ống, được làm tròn đến 0,1 mm.
3.4.2. Chiều dày thành ống tối thiểu (minimum wall thickness), ey,min: Chiều dày tối thiểu của thành ống đối với các ống được quy định trong tiêu chuẩn ống phù hợp.
3.4.3. Chiều dày thành ống tối đa (maximum wall thickness), ey,max: Chiều dày tối đa của thành ống đối với các ống được quy định trong tiêu chuẩn ống phù hợp.
3.4.4. Chiều dày thành ống trung bình (mean wall thickness), em: Giá trị trung bình số học của ít nhất bốn số đo chiều dày cách đều nhau xung quanh cùng một tiết diện ngang của ống, bao gồm các giá trị đo nhỏ nhất và lớn nhất, được làm tròn đến 0,1 mm.
CHÚ THÍCH – Số lượng phép đo tối thiểu được quy định trong tiêu chuẩn ống phù hợp. Số lượng phép đo thực tế phụ thuộc vào vấn đề là các điểm đo phải cách đều nhau xung quanh mặt cắt ngang của ống và phải bao gồm cả hai giá trị đo nhỏ nhất và lớn nhất.
4. Dung sai đường kính ngoài
4.1. Đường kính ngoài trung bình
Đối với các ống phù hợp với TCVN 6150 – 2: 2003 (ISO 161 – 2: 1996), không có quy định trực tiếp hoặc gián tiếp nào về mối liên hệ giữa đường kính ngoài danh nghĩa dn và đường kính ngoài nhỏ nhất de,min (tính bằng milimet) hoặc đường kính ngoài lớn nhất de,max (tính bằng milimet) trừ khi dn nằm trong phạm vi từ de,min đến de,max hoặc tại các đường kính giới hạn. Do đó đường kính ngoài danh nghĩa được quy định trong TCVN 6150 – 2: 2003 (ISO 161 – 2: 1996) được sử dụng như đường kính ngoài trung bình tham khảo, và độ sai lệch cho phép có thể bao gồm các giá trị dương (y) và/hoặc âm (z). Do đó các giá trị giới hạn thực tế của đường kính ngoài đối với các ống nêu trên sẽ được xác định bằng cách chọn từ Bảng 1 của tiêu chuẩn này, một dung sai x phù hợp với kích thước danh nghĩa, với ứng dụng và vật liệu của ống, và thể hiện dung sai này ở dạng mm so với đường kính ngoài danh nghĩa như một sự so sánh, trong đó x = y + z.
CHÚ THÍCH – Trong trường hợp này, thuật ngữ “đường kính ngoài trung bình” là giá trị trung bình số học của một loạt các số đo đường kính, và không phải là giá trị trung bình trong phạm vi các đường kính cho phép.
Vì de,min không có liên hệ trực tiếp với đường kính ngoài của ống như được qui định trong TCVN 6150-2: 2003 (ISO 161-2: 1996), các giá trị cho trong Bảng 1 đối với các cấp dung sai F, G và H được tính bằng cách sử dụng cùng mối liên hệ như đã sử dụng trong TCVN 7093 – 1: 2003 (ISO 11922-1: 1997) cho các cấp A, B và C tương ứng, trong đó giá trị đường kính ngoài danh nghĩa, tính bằng milimet, tương ứng với kích thước danh nghĩa qui định trong TCVN 6150-2: 2003 (ISO 161-2: 1996), được sử dụng thay cho de,min.
Cấp F: Đối với tất cả các đường kính ngoài danh nghĩa, dung sai bằng 0,009dn, được làm tròn đến 0,1 mm, với giá trị nhỏ nhất bằng 0,3 mm và giá trị lớn nhất bằng 9,2 mm.
Cấp G: Đối với tất cả các đường kính ngoài danh nghĩa, dung sai bằng 0,006dn, được làm tròn đến 0,1 mm, với giá trị nhỏ nhất bằng 0,3 mm và giá trị lớn nhất bằng 4,0 mm.
Cấp H: Đối với tất cả các đường kính ngoài danh nghĩa, dung sai bằng 0,003dn, được làm tròn đến 0,1 mm, với giá trị nhỏ nhất bằng 0,3 mm và giá trị lớn nhất bằng 2,0 mm.
4.2. Độ ô van của đường kính ngoài
Có ba cấp dung sai cho trong Bảng 2. Các giá trị dung sai đối với mỗi cấp tính toán từ đường kính ngoài danh nghĩa dn quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm phù hợp, các đường kính được tính bằng milimet. Các hệ số tính toán sử dụng dựa trên kinh nghiệm thực tế. Cấp P thích hợp cho ống xoắn được xử lý theo qui định trong tiêu chuẩn sản phẩm.
Cấp P: Dung sai bằng 0,06dn, được làm tròn đến 0,1 mm, và được áp dụng cho các đường kính ngoài danh nghĩa ≤ 114,3.
Cấp Q: Dung sai bằng 0,024dn, được làm tròn đến 0,1 mm, với giá trị nhỏ nhất bằng 1,0 mm.
Cấp R:
a) Đối với các đường kính ngoài danh nghĩa ≤ 75,3, dung sai bằng (0,008dn+1) mm, được làm tròn đến 0,1 mm.
b) Đối với các đường kính ngoài danh nghĩa > 75,3 nhưng ≤ 244,5, dung sai bằng 0,02dn, được làm tròn đến 0,1 mm.
c) Đối với các đường kính ngoài danh nghĩa > 244,5, dung sai bằng 0,035dn, được làm tròn đến 0,1 mm.
CHÚ THÍCH – Tiêu chuẩn ống phù hợp sẽ quy định thời điểm đo độ ô van, ví dụ thời điểm đúc ép, thời điểm sản phẩm xuất khỏi nhà máy hoặc thời điểm sử dụng.
Download toàn bộ tiêu chuẩn xây dựng TCVN 7093-2 : 2003 tại đây:
TCVN7093-2_2003-phan-2-day-thong-so-theo-he-inch-ong-nhua-nhiet-deo-dung-de-van-chuyen-chat-long-kich-thuoc-va-dung-sai.pdf