TCVN 6964-2:2008 RUNG ĐỘNG CƠ HỌC VÀ CHẤN ĐỘNG – ĐÁNH GIÁ SỰ TIẾP XÚC CỦA CON NGƯỜI VỚI RUNG ĐỘNG TOÀN THÂN – PHẦN 2: RUNG ĐỘNG TRONG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG (TỪ 1 HZ ĐẾN 80 HZ)


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6964-2:2008

ISO 2631-2:2003

RUNG ĐỘNG CƠ HỌC VÀ CHẤN ĐỘNG – ĐÁNH GIÁ SỰ TIẾP XÚC CỦA CON NGƯỜI VỚI RUNG ĐỘNG TOÀN THÂN – PHẦN 2: RUNG ĐỘNG TRONG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG (TỪ 1 HZ ĐẾN 80 HZ)

Mechanical vibration and shock – Evaluation of human exposure to whole-body vibration – Part 2: Vibration in buildings (1 Hz to 80 Hz)

Lời nói đầu

TCVN 6964-2:2008 thay thế TCVN 6964-2:2002

TCVN 6964-2:2008 hoàn toàn tương đương với ISO 2631-2:2003.

TCVN 6964-2:2008 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 43/ SC1 “Rung động cơ học và chấn động” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 6964 (ISO 2631) “Rung động cơ học và chấn động – Đánh giá sự tiếp xúc của con người với rung động toàn thân” gồm 2 phần

– TCVN 6964 – 1:2001 Phần 1: Yêu cầu chung

– TCVN 6964-2:2008 Phần 2 Rung động trong công trình xây dựng

(Từ 1 Hz đến 80 Hz)

Lời giới thiệu

Người cư trú trong các công trình xây dựng có thể cảm nhận được ảnh hưởng của rung động tác động lên con người theo nhiều cách khác nhau. Đặc biệt là về mức độ tiện nghi và chất lượng cuộc sống của họ có thể bị suy giảm.

Để đánh giá rung động trong các công trình xây dựng theo khía cạnh về mức độ tiện nghi và sự khó chịu, ưu tiên sử dụng giá trị rung động theo đặc tính trọng số. Tổng các giá trị theo trọng số bao gồm các đặc tính trọng số tần số phù hợp của vị trí hoặc địa điểm trong công trình xây dựng có thể có sự hiện diện của con người.

Tiêu chuẩn này nhằm khuyến khích thu thập các dữ liệu về phản ứng của con người với rung động trong công trình xây dựng một cách thống nhất

RUNG ĐỘNG CƠ HỌC VÀ CHẤN ĐỘNG – ĐÁNH GIÁ SỰ TIẾP XÚC CỦA CON NGƯỜI VỚI RUNG ĐỘNG TOÀN THÂN – PHẦN 2: RUNG ĐỘNG TRONG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG (TỪ 1 HZ ĐẾN 80 HZ)

Mechanical vibration and shock – Evaluation of human exposure to whole-body vibration – Part 2: Vibration in building (1 Hz to 80 Hz)

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quan tâm đến tiếp xúc toàn thân của con người với rung động và chấn động theo khía cạnh về độ tiện nghi và sự khó chịu của người cư trú. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo và đánh giá, bao gồm xác định hướng đo và vị trí đo. Tiêu chuẩn này chỉ rõ trọng số tần số Wm có thể áp dụng được trong dải tần số từ 1 Hz đến 80 Hz mà không cần xác định tư thế của người cư trú.

CHÚ THÍCH 1: Các trọng số tần số đưa ra trong TCVN 6964-1 (ISO 2631-1) có thể sử dụng nếu tư thế của người cư trú được xác định.

Tiêu chuẩn này sử dụng trường hợp các công trình xây dựng sẵn có cho việc khảo nghiệm. Các khái niệm trong tiêu chuẩn này có thể áp dụng tương tự cho một công trình xây dựng đang trong quá trình thiết kế hoặc sẽ không thể được coi như là một công trình xây dựng hiện tại. Trong trường hợp này, độ tin cậy sẽ phải dựa trên sự dự đoán phản ứng của công trình theo một vài phương pháp khác nhau.

Tiêu chuẩn này không cung cấp hướng dẫn về khả năng gây hư hại đến kết cấu mà đã được đề cập trong ISO 4866. Hơn nữa tiêu chuẩn này không áp dụng để đánh giá các ảnh hưởng đối với sự an toàn và sức khỏe con người.

Độ lớn cho phép của rung động không được đề cập đến trong tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH 2 Hiện tại chưa thể đưa ra hướng dẫn về độ lớn cho phép của rung động cho đến khi có nhiều thông tin hơn được thu thập phù hợp với tiêu chuẩn này.

Định nghĩa toán học về trọng số tần số Wm được đưa ra trong Phụ lục A. Hướng dẫn về việc thu thập dữ liệu liên quan đến sự phàn nàn về rung động trong công trình xây dựng được đưa ra trong Phụ lục B.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng các bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 6964-1:2002 (ISO 2631-1:1997), Rung động cơ học và chấn động-Đánh giá tiếp xúc của con người đến rung động toàn thân – Phần 1: Yêu cầu chung

ISO 8041, Human response to vibration – Measuring instrumentation (Phản ứng của con người với rung động – Thiết bị đo)

IEC 61260:1995, Electroacoustics – Octve-band and fractional-octave-band filters (Điện âm học – Các bộ lọc dải ôcta và một phần của ôcta).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.1. Đánh giá (evaluation)

Một loạt các hoạt động bao gồm khảo sát, đo đạc, xử lý, phân loại, mô tả, trị số, và trình bày các dữ liệu liên quan.

3.2. Công trình xây dựng (building)

Công trình tĩnh tại dùng để ở hoặc trụ sở của bất kỳ hoạt động nào của con người, bao gồm văn phòng, nhà máy, bệnh viện, trường học, trung tâm chăm sóc ban ngày.

3.3. Thời gian làm việc (work time)

Khoảng thời gian hoạt động, hoặc số giờ làm việc, của nguồn rung động được xác định bằng thời gian bắt đầu và kết thúc hàng ngày.

3.4. Thời gian tiếp xúc (exposure time)

Khoảng thời gian tiếp xúc với rung động xảy ra.

4. Đo rung động trong công trình xây dựng

4.1. Khái quát

Yêu cầu chung đối với tín hiệu và khoảng thời gian đo được quy định trong Điều 5.4 và Điều 5.5 của TCVN 6964-1:2002 (ISO 2631-1:1997):

4.2. Phương đo

Rung động phải được đo đồng thời theo cả 3 phương vuông góc. Với yêu cầu này, các phương của rung động được xác định theo kết cấu hơn là xác định theo tư thế của con người. Sự định hướng về phương đo của rung động theo kết cấu trên các trục x-,y- và z- đối với tư thế của người đứng được quy định trong TCVN 6964-1 (ISO 2631-1).

4.3. Vị trí đo

Việc đánh giá theo khía cạnh phản ứng của con người với rung động phải dựa trên cơ sở chỉ đánh giá trên thời gian hiện diện của người cư trú, các hoạt động của người cư trú và không xuất hiện nhiễu. Mỗi vị trí hoặc mỗi phòng liên quan phải được đánh giá theo các chuẩn cứ này. Rung động phải được đo tại vị trí có mặt người cư trú trong phòng nơi có xảy ra rung động theo trọng số tần số có độ lớn lớn nhất, hoặc theo hướng cụ thể, trên bề mặt thích hợp của kết cấu công trình xây dựng.

CHÚ THÍCH Có thể cần thiết để thực hiện một số phép đo tại một vị trí trong công trình xây dựng để xác định sự biến đổi của rung động.

4.4. Trọng số tần số

Rung động đo tại vị trí tương ứng và đo theo ba phương phù hợp với điều 4.2 và điều 4.3 phải được đo theo trọng số tần số. Tiêu chuẩn này (cũng như TCVN 6964-1 (ISO 2631-1)) sử dụng gia tốc theo trọng số tần số để biểu diễn độ lớn của rung động.

Khuyên dùng trọng số tần số Wm theo Phụ lục A khi đo theo hướng bất kỳ.

CHÚ THÍCH 1 Có thể dùng trọng số tần số theo TCVN 6964-1 (ISO 2631-1) nếu tư thế của người cư trú được xác định.

Phụ lục A đưa ra định nghĩa chính xác trọng số tần số Wm. Các giá trị trong Bảng A.1, áp dụng cho gia tốc rung như một đại lượng đầu vào, được tính toán khi sử dụng chính dải tần một phần ba ôcta cũng như dải tần giới hạn từ 1 Hz và 80 Hz. Hình A.1 biểu diễn bằng đồ thị trọng số tần số Wm.

CHÚ THÍCH 2 Wm trước đây được thiết kế là sự kết hợp của W.B.

4.5. Đánh giá rung động

4.5.1. Đo rung động

Giá trị của rung động được xác định bằng cách áp dụng các phương pháp đã nêu trong TCVN 6964-1 (ISO 2631-1). Cần phải xác định trục đo có cường độ rung lớn nhất theo trọng số và các giá trị thu được theo phương này được sử dụng để đánh giá.

Để đánh giá các kiểu khác nhau sau này, cũng như đánh giá ở bất kỳ nơi nào được khuyên dùng kỹ thuật đo ghi lại rung động theo thời gian phi trọng số ít nhất trong dải tần từ 1 Hz đến 80 Hz.

4.5.2. Các loại nguồn rung

Để đánh giá rung động, nên phân loại rung động theo các kiểu nguồn rung động phổ biến có trong thực tế để cảnh báo về tác hại của rung động. Có thể chấp nhận các độ lớn rung động khác nhau tùy theo các loại nguồn rung khác nhau. Để thiết lập hướng tiếp cận thống nhất mang tính quốc tế, các loại nguồn rung động dưới đây được xác định:

a) các quá trình liên tục hoặc bán liên tục, ví dụ trong công nghiệp;

b) các hoạt động gián đoạn thường xuyên, ví dụ giao thông;

c) các hoạt động có thời gian giới hạn (không thường xuyên), ví dụ xây dựng.

Các nguồn rung động này được lựa chọn nhằm phản ánh sự tiếp xúc của con người đối với các nguồn rung động khác nhau. Các nguồn rung động này không nhằm loại trừ nhau mà nhằm đưa ra một hướng dẫn áp dụng cho tiêu chuẩn này.

4.6. Thiết bị đo

Phải tuân theo các yêu cầu đối với thiết bị đo, bao gồm cả sai số, theo ISO 8041.

5. Phản ứng của con người với rung động trong công trình xây dựng

Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy rằng những người cư trú trong các công trình xây dựng có thể than phiền về rung động có hại trong khi độ lớn rung động chỉ vượt mức cho phép không đáng kể (xem TCVN 6964-1:2001 (ISO 2631-1:1997), Phụ lục C). Trong một vài trường hợp xuất hiện sự phàn nàn do hiệu ứng phụ kết hợp với rung động, thí dụ tiếng ồn bức xạ (xem Phụ lục B). Nói chung, độ lớn rung chấp nhận được có thể liên quan tới các yếu tố về kinh tế, xã hội và môi trường. Chúng không được xác định bằng các yếu tố về mức độ nguy hại cho sức khỏe trong thời gian ngắn và hiệu suất làm việc. Trong tất cả các trường hợp trong thực tế độ lớn rung động từ máy móc tạo ra không thể gây mệt mỏi trực tiếp.

Trong trường hợp độ lớn rung động cao hơn đáng kể so với sức có thể chịu đựng được, đặc biệt là các nhiễu tạm thời và các sự kiện nhất thời. Ví dụ trong trường hợp này là các dự án xây dựng. Bất kỳ thông số gây giật mình nào có thể được giảm đi do chương trình quan hệ cộng đồng thích hợp bao gồm các thông báo như tín hiệu cảnh báo và/ hoặc các sự kiện liên quan hàng này. Chỉ trong những trường hợp thật đặc biệt mới phải tham khảo giới hạn “sức khoẻ” được quy định trong TCVN 6964-1 (ISO 2631-1). Trong trường hợp xuất hiện rung động trong một thời gian dài, thì sự thích nghi trong thời gian dài đó có thể gây ra sự thay đổi về ngưỡng có hại.

Download toàn bộ tiêu chuẩn xây dựng TCVN 6964-2:2008  tại đây:

TCVN 6964-2:2008 RUNG ĐỘNG CƠ HỌC VÀ CHẤN ĐỘNG - ĐÁNH GIÁ SỰ TIẾP XÚC CỦA CON NGƯỜI VỚI RUNG ĐỘNG TOÀN THÂN - PHẦN 2: RUNG ĐỘNG TRONG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG (TỪ 1 HZ ĐẾN 80 HZ)
TCVN 6964-2:2008 RUNG ĐỘNG CƠ HỌC VÀ CHẤN ĐỘNG - ĐÁNH GIÁ SỰ TIẾP XÚC CỦA CON NGƯỜI VỚI RUNG ĐỘNG TOÀN THÂN - PHẦN 2: RUNG ĐỘNG TRONG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG (TỪ 1 HZ ĐẾN 80 HZ)
TCVN6964-2_2008-Phan-2-rung-dong-trong-cong-trinh-xay-dung-rung-dong-va-chan-dong-co-hoc-danh-gia-su-chiu-dung-cua-con-nguoi-voi-rung-dong-toan-than.pdf
222.9 KiB
332 Downloads
Chi tiết