TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 6592-1 : 2009
IEC 60947-1 : 2007
THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT VÀ ĐIỀU KHIỂN HẠ ÁP – PHẦN 1: QUY TẮC CHUNG
Low-voltage switchingear and controlgear – Part 1: General rules
Lời nói đầu
TCVN 6592-1 : 2009 thay thế TCVN 6592-1 : 2001;
TCVN 6592-1 : 2009 hoàn toàn tương đương IEC 60947-1 : 2007;
TCVN 6592-1 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/E1
Máy điện và thiết bị điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Bộ tiêu chuẩn TCVN 6592 (IEC 60947) hiện đã có các phần sau:
1) TCVN 6592-1: 2009 (IEC 60947-1: 2007), thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp – Phần 1: Quy tắc chung
2) TCVN 6592-2: 2009 (IEC 60947-2: 2007), Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp – Phần 2: Áptômát
3) TCVN 6592-4-1 : 2009 (IEC 60947-4-1: 2002, amendment 2: 2005), Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp – Phần 4-1: Côngtắctơ và bộ khởi động động cơ – Côngtắctơ và bộ khởi động động cơ kiểu điện-cơ
Bộ tiêu chuẩn IEC 60947 gồm các phần sau:
IEC 60947-1: 2007, Low-voltage switchgear and controlgear – Part 1: General rules
IEC 60947-2: 2009, Low-voltage switchgear and controlgear – Part 2: Circuit-breakers
IEC 60947-3: 2008, Low-voltage switchgear and controlgear – Part 3: Switches, disconnectors, switch-disconnectors and fuse-combination units
IEC 60947-4-1: 2002, amendment 2: 2005, Low-voltage switchgear and controlgear – Part 4-1: Contactors and motor-starters – Electromechanical contactors and motor-starters.
IEC 60947-4-2: 2007, Low-voltage switchgear and controlgear – Part 4-2: Contactors and motor-starters – AC semiconductor motor controllers and starters.
THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT VÀ ĐIỀU KHIỂN HẠ ÁP – PHẦN 1: QUY TẮC CHUNG
Low-voltage switchingear and controlgear – Part 1: General rules
1 Quy định chung
Tiêu chuẩn này nhằm hài hòa tối đa các quy tắc và yêu cầu có bản chất chung, áp dụng cho các thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp nhằm đạt được tính nhất quán của các yêu cầu và các thử nghiệm cho toàn bộ dải tương ứng của thiết bị và nhằm tránh phải làm thử nghiệm theo các tiêu chuẩn khác nhau.
Do vậy, toàn bộ nội dung được coi là chung cho các tiêu chuẩn thiết bị khác nhau được tập hợp trong tiêu chuẩn này cùng với những đối tượng đặc biệt được quan tâm và ứng dụng rộng rãi, ví dụ độ tăng nhiệt, đặc tính điện môi, v.v…
Đối với mỗi loại thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp, chỉ cần hai tài liệu chính để xác định toàn bộ các yêu cầu và thử nghiệm:
1) Tiêu chuẩn cơ bản này, được gọi là Phần 1 trong các tiêu chuẩn cụ thể của các loại thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp khác nhau;
2) Tiêu chuẩn thiết bị liên quan, dưới đây gọi là “tiêu chuẩn sản phẩm liên quan” hoặc gọi là “tiêu chuẩn sản phẩm”;
Để áp dụng quy tắc chung cho một tiêu chuẩn sản phẩm cụ thể, phải viện dẫn rõ ràng trong tiêu chuẩn sản phẩm bằng cách đặt trong ngoặc kép số điều liên quan của tiêu chuẩn này, tiếp đó là “TCVN 6592-1”, ví dụ “7.2.3 của TCVN 6592-1”.
Một tiêu chuẩn sản phẩm cụ thể có thể không đòi hỏi một quy tắc chung (nếu không áp dụng được), và vì vậy có thể bỏ qua, hoặc có thể thêm một quy tắc chung vào tiêu chuẩn sản phẩm cụ thể (nếu được coi là thiếu trong trường hợp cụ thể), nhưng tiêu chuẩn sản phẩm không được sai lệch so với quy tắc chung, trừ khi có lập luận kỹ thuật đầy đủ.
CHÚ THÍCH: Các tiêu chuẩn sản phẩm thuộc bộ tiêu chuẩn IEC đề cập đến các thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp gồm:
60947-2: Phần 2: Áptômát
60947-3: Phần 3: Cơ cấu đóng cắt, thiết bị cách ly, thiết bị đóng cắt cách ly và bộ phối hợp cầu chảy.
60947-4: Phần 4: Công tắc tơ và bộ khởi động động cơ.
60947-5: Phần 5: Các thiết bị mạch điều khiển và các phần tử đóng cắt.
60947-6: Phần 6: Thiết bị đa chức năng.
60947-7: Phần 7: Thiết bị phụ thuộc.
1.1 Phạm vi áp dụng và mục đích
Khi có yêu cầu của tiêu chuẩn sản phẩm liên quan, tiêu chuẩn này áp dụng cho thiết bị đóng cắt và thiết bị điều khiển mà dưới đây gọi là “thiết bị” được thiết kế để nối vào các mạch điện có điện áp danh định không lớn hơn 1000 V xoay chiều hoặc 1500 V một chiều.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho tủ điện đóng cắt và điều khiển hạ áp đề cập trong TCVN 7994 (IEC 60439).
Tiêu chuẩn này nhằm nêu các quy tắc, các yêu cầu chung cho các thiết bị xác định trong 1.1, ví dụ:
– Các định nghĩa;
– Các đặc tính;
– Các thông tin đi kèm thiết bị;
– Các điều kiện vận hành bình thường, lắp đặt và vận chuyển;
– Các yêu cầu về kết cấu và tính năng;
– Kiểm tra các đặc tính và tính năng.
1.2 Tài liệu viện dẫn
IEC 60050 (151): 2001, International Electromagnetic Vocabulary – Chapter 151: Electrical and Magnetic devices (Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế (IEV) – Phần 151: Thiết bị điện và thiết bị từ)
IEC 60050 (441): 1987, International Electromagnetic Vocabulary – Chapter 441: Switchgear, controlgear and fuses (Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế (IEV) – Chương 441: Thiết bị đóng cắt, thiết bị điều khiển và cầu chảy)
IEC 60050 (604): 1987, Amendment 1 (2000), International electrotechnicl vocabulary (IEV) – Chapter 604: Generation, tranmission and distribution of electricity – Operation (Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế (IEV) – Phần 604: Phát điện, truyền tải và phân phối điện – Vận hành)
IEC 60050 (826): 2004, International electrotechnicl vocabulary (IEV) – Chapter 826: Electrical installations (Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế (IEV) – Chương 826: Hệ thống lắp đặt điện)
TCVN 6099 (IEC 60060), Kỹ thuật thử nghiệm điện áp cao
TCVN 7699-1: 2007 (IEC 60068-1: 1988, amendment 1 (1992)), Thử nghiệm môi trường – Phần 1: Quy định chung và hướng dẫn
IEC 60068-2-1: 1990, amendment 1: 1993, amendment 2: 1994, Environmental testing – Part 2-1: Tests – Test A : Cold (Thử nghiệm môi trường – Phần 2-1: Các thử nghiệm – Thử nghiệm A: Lạnh)
IEC 60068-2-2: 1974, amendment 1: 1993, amendment 2: 1994, Environmental testing – Part 2-2: Tests – Test B: Dry heat (thử nghiệm môi trường – Phần 2-2: Các thử nghiệm – Thử nghiệm B: Nóng khô)
IEC 60068-2-6: 1995, Environmental testing – Part 2-6: Tests – Test Fc: Vibration (sinusoidal) (Thử nghiệm môi trường – Phần 2-6: Các thử nghiệm – Thử nghiệm Fc: Rung (hình sin))
TCVN 7699-2-27: 2007 (IEC 60068-2-27: 1987), Thử nghiệm môi trường – Phần 2-27: Các thử nghiệm – Thử nghiệm Ea và hướng dẫn – Xóc
TCVN 7699-2-30: 2007 (IEC 60068-2-30: 2005), Thử nghiệm môi trường – Phần 2-30: Các thử nghiệm – Thử nghiệm Db: Nóng ẩm, chu kỳ (chu kỳ 12 h + 12 h)
TCVN 7699-2-52: 2007 (IEC 60068-2-52:1996), Thử nghiệm môi trường – Phần 2-52: Các thử nghiệm – Thử nghiệm Kb: Sương muối, chu kỳ (dung dịch natri clorua).
TCVN 7699-2-78:2007 (IEC 60068-2-78: 2001), Thử nghiệm môi trường – Phần 2-78: Các thử nghiệm – Thử nghiệm Cab: Nóng ẩm, không đổi
IEC 60071-1: 1993, Insulation co-ordination – Part 1: Definitions, principles and rules (Phối hợp cách điện – Phần 1: Định nghĩa, nguyên tắc và quy tắc)
IEC 60073: 2002, Basic and safety principles for man-machine interface, marking and identification – Coding principles for indicators and actuators (Nguyên tắc cơ bản và nguyên tắc an toàn đối với giao diện người-máy, ghi nhãn và nhận biết – Nguyên tắc mã hóa cho thiết bị chỉ thị và cơ cấu vận hành)
TCVN 8086:2009 (IEC 60085: 2004), Cách điện – Đánh giá về nhiệt và ký hiệu cấp chịu nhiệt
IEC 60112: 2003, Method for determination of the proof and the comparative tracking indices of solid insulating materials (Phương pháp xác định chỉ số phóng điện bề mặt và chỉ số chịu phóng điện so sánh của vật liệu cách điện rắn)
IEC 60216, Guide for the determination fo thermal endurance properties of electrical insulating materials (Hướng dẫn xác định đặc tính độ bền nhiệt của vật liệu cách điện)
TCVN 6612: 2006 (IEC 60228:2004), Ruột dẫn của cáp cách điện
TCVN 5926-1: 2007 (IEC 60269-1: 2005), Cầu chảy hạ áp – Phần 1: yêu cầu chung
IEC 60269-2: 1986, amendment 1: 1995, amendment 2: 2001, Low-voltage fuses – Part 2: Suplementary requirements for fuses for use by authorized persons (fuses mainly for industrial application) (Cầu chảy hạ áp – Phần 2: Yêu cầu bổ sung đối với cầu chảy dùng cho người được ủy quyền sử dụng (các cầu chảy sử dụng chủ yếu trong công nghiệp)
IEC 60344: 1980, Guide to the calculation of resistance of plain and coated copper conductors of low – frequency cables and wires (Hướng dẫn tính điện trở ruột dẫn bằng đồng không phủ và có phủ của dây và cáp tần số thấp)
TCVN 7447-4-44: 2004 (IEC 60364-4-44: 2001), Hệ thống lắp đặt điện trong các tòa nhà – Phần 4-44: Bảo vệ an toàn – Bảo vệ chống nhiễu điện áp và nhiễu điện từ
IEC 60417 – DB: 2002[1], graphical symbols for use on equipment (Ký hiệu bằng hình vẽ để sử dụng trên thiết bị)
TCVN 7994-1: 2009, (IEC 60439-1: 2004), Tủ điện đóng cắt và điều khiển hạ áp – Phần 1: Tủ điện được thử nghiệm điển hình và tủ điện được thử nghiệm điển hình từng phần
IEC 60445: 1999, Basic and safety principles for man-machine interface, marking and identification – Identification of equipment terminals and of terminations of certain designated conductors, including general rules of an alphanumeric system (Nguyên tắc cơ bản và nguyên tắc an toàn đối với giao diện người-máy, ghi nhãn và nhận biết – Nhận biết đầu nối của thiết bị và đầu nối của một số ruột dẫn được ấn định nhất định, kể cả các quy tắc chung về hệ thống ký tự số và chữ)
IEC 60447: 2004, Basic and safety principles for man-machine interface, marking and identification – Actuating principles (Nguyên tắc cơ bản và nguyên tắc an toàn đối với giao diện người-máy, ghi nhãn và nhận biết – Nguyên tắc hoạt động)
TCVN 4255 (IEC 60529), cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài (Mã IP)
TCVN 7922: 2008 (IEC 60617: 2007), Ký hiệu bằng hình vẽ trên sơ đồ
IEC 60664-1: 1992, amendment 1: 2000, amendment 2: 2002, Insulation coordination for equipment within low-voltage systems – Part 1: Principles, requirement and tests – Basic safety publication (Phối hợp cách điện đối với thiết bị trong hệ thống điện hạ áp – Phần 1: Nguyên tắc, yêu cầu và thử nghiệm – Tiêu chuẩn an toàn cơ bản)
IEC 60695-2-2: 1991, amendment 1: 1994, Fire hazard testing – Part 2-2: Test methods – Section 2: Needle-flame test (Thử nghiệm rủi ro cháy – Phần 2: Phương pháp thử nghiệm – Mục 2: Thử nghiệm ngọn lửa hình kim)
IEC 60695-2-10: 2000, Fire hazard testing – Part 2-10: Glowing/hot-wire based test methods – Glow-wire apparatus and common test procedure (Thử nghiệm rủi ro cháy – Phần 2-10: Phương pháp thử nghiệm dựa trên sợi dây nóng đỏ – Thiết bị sợi dây đỏ và quy trình thử nghiệm chung)
IEC 60695-2-11: 2000, Fire hazard testing – Part 2-11: Glowing/hot-wire based test methods – Glow-wire flammability test method for end-products (Thử nghiệm rủi ro cháy – Phần 2-11: Phương pháp thử nghiệm dựa trên sợi dây nóng đỏ – Phương pháp thử phun lửa sợi dây đỏ đối với sản phẩm cuối cùng)
IEC 60695-11-10: 1999, amendment 1: 2003, Fire hazard testing – Part 11-10: test flames – 50 W horizontal and vertical flame test methods (Thử nghiệm rủi ro cháy – Phần 11: Thử nghiệm ngọn lửa – Mục 10: Phương pháp thử nghiệm ngọn lửa ngang và dọc 50 W)
IEC 60947-5-1: 1997, Low-voltage switchgear and controlgear – Part 5-1: Control circuit devices and switching elements – Electromechanical control circuit devices (Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp – Phần 5-1: Thiết bị mạch điều khiển và phần tử đóng cắt – Thiết bị mạch điều khiển loại điện cơ)
IEC 60947-8: 2003, Low-voltage switchgear and controlgear – Part 8: Control units for built-in thermal protection (PTC) for rotating electrical machines (Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp – Phần 8: Bộ điều khiển dùng để bảo vệ cho động cơ điện xoay)
IEC 60981: 2004, Extra heavy-duty electrical rigid steel conduits (Ống thép chịu tải trọng đặc biệt lớn dùng để lắp đặt điện)
IEC 61000-3-2: 2005, Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 3-2: Limits – Limits for harmonic current emissions (equipment input current ≤ 16 A per phase) (Tương thích điện từ – Phần 3-2: Giới hạn – Giới hạn đối với phát xạ dòng điện (dòng điện đầu vào thiết bị ≤ 16 A mỗi pha)
IEC 61000-3-3: 1994, amendment 1: 2001, amendment 2: 2005, Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 3: Limits – Section 3: Limitation of voltage fluctuations and flicker in low-voltage supply systems for equipment with rated current ≤ 16 A (Tương thích điện từ – Phần 3: Giới hạn – Mục 3: Giới hạn biến động điện áp và chập chờn trong hệ thống cung cấp điện hạ áp dùng cho thiết bị có dòng điện danh định ≤ 16 A)
IEC 61000-4-2: 1995, amendment 1: 1998, amendment 2: 2000, Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 4: Testing and measurement techniques – Section 2: Electrostatic discharge immunity test – Basic EMC publication (Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4: Kỹ thuật đo và thử nghiệm – Mục 2: Thử nghiệm miễn nhiễm phóng điện tĩnh điện – Tiêu chuẩn EMC cơ bản)
IEC 61000-4-3: 1995, Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 4-3: Testing and measurement techniques – Radiated, radio-frequency, electromagnetic field immunity test (Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-3: Kỹ thuật thử nghiệm và đo lường – Thử nghiệm miễn nhiễm trường điện từ bức xạ tần số radio)
IEC 61000-4-4: 1995, Electromagnetic compatibility (EMC) Part 4-4: Testing and measurement techniques – Electrical test transient/burst immunity test (Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4: Kỹ thuật thử nghiệm và đo lường – Thử nghiệm miễn nhiễm quá độ/đột biến nhanh về điện – Tiêu chuẩn EMC cơ bản)
IEC 61000-4-5: 1995, Electromagnetic compatibility (EMC) Part 4-5: Testing and measurement techniques – Surge immunity test (Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-5: Kỹ thuật đo và thử nghiệm – Thử nghiệm miễn nhiễm đột biến)
IEC 61000-4-6: 2003, amendment 1: 2004, amendment 2: 2006, Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 4: Testing and measurement techniques – Section 6: Immunity to conducted disturbances, induces by radio-frequency fields (Tương thích điện từ – Phần 4: Kỹ thuật thử nghiệm và đo lường – Mục 6: Miễn nhiễm đối với nhiễu dẫn, gây ra bởi trường tần số radio)
IEC 61000-4-8: 1993, amendment 1: 2000, Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 4: Testing and measurement techniques – Section 8: Power frequency magnetic field immunity test – Basic EMC Publication (Tương thích điện từ – Phần 4: Kỹ thuật thử nghiệm và đo lường – Mục 8: Thử nghiệm miễn nhiễm trường từ tần số công nghiệp – Tiêu chuẩn EMC cơ bản)
IEC 61000-4-11: 2004, Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 4-11: Testing and measurement techniques – Volatage dips, short interruptions and voltage variation immunity tests (Tương thích điện từ – Phần 4: Kỹ thuật thử nghiệm và đo lường – Thử nghiệm miễn nhiễm đối với sụt áp, mất điện thời gian ngắn và biến đổi điện áp)
IEC 61000-4-13:2002, Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 4-13: Testing and measurement techniques – Harmonics and interharmonics mains signalling at a.c powr port, low frequency immunity tests (Tương thích điện từ – Phần 4-13: Kỹ thuật thử nghiệm và đo lường – Thử nghiệm miễn nhiễm tần số thấp đối với các hài và hài trung gian, kể các tín hiệu nguồn lưới ở cổng nguồn xoay chiều)
IEC 61000-6-2: 2005, Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 6-2: Generic standards – Immunity for industrial environments (Tương thích điện từ – Phần 6-2: Tiêu chuẩn chung – Miễn nhiễm trong môi trường công nghiệp)
IEC 61131-2:2003, Programmable controllers – Part 2: Equipment requirements and tests (Bộ điều khiển lập trình được – Phần 2: Yêu cầu về thiết bị và thử nghiệm)
IEC 61140: 2001, amendment 1: 2004, Protection against electric shock – Common aspects for installation and equipment (Bảo vệ chống tai nạn điện giật – Khía cạnh chung đối với hệ thống lắp đặt và thiết bị)
IEC 61180 (tất cả các phần), High-voltage test techniques for low voltage equipment (Kỹ thuật thử nghiệm cao áp đối với thiết bị hạ áp)
TCVN 6988 (CISPR 11:2003, amendment 1: 2004, amendment 2: 2006), Thiết bị tần số radio dùng trong công nghiệp, khoa học và y tế – Đặc tính nhiễu điện từ – Giới hạn và phương pháp đo.
2 Định nghĩa
CHÚ THÍCH 1: Hầu hết các định nghĩa liệt kê trong điều này được lấy nguyên văn từ TCVN 8095 (IEC 60050) khi trích dẫn, IEC được viết trong ngoặc vuông cùng với tiêu đề (nhóm đầu tiên gồm 3 số để chỉ chương IEV được trích dẫn).
Nếu một định nghĩa IEV được sửa đổi thì việc trích dẫn IEV không được chỉ ra ở định nghĩa mà thể hiện trong một chú thích để giải thích.
CHÚ THÍCH 2: Các thông số đặc trưng, các đặc tính và kí hiệu được liệt kê trong Điều 4.
2.1 Thuật ngữ chung
2.1.1
Thiết bị đóng cắt và điều khiển (switchgear and controlgear)
Thuật ngữ chung để chỉ các thiết bị đóng cắt và sự kết hợp của chúng với các thiết bị điều chỉnh, bảo vệ, đo lường, điều khiển liên quan, kể cả các cụm cơ cấu và thiết bị này cùng với các kết nối, phụ kiện, vỏ bọc và các kết cấu đỡ được lắp.
[441-11-01]
2.1.2
Thiết bị đóng cắt (switchgear)
Thuật ngữ chung để chỉ các thiết bị đóng cắt và sự kết hợp của chúng với các thiết bị điều chỉnh, bảo vệ, đo lường, điều khiển liên quan, kể cả các cụm cơ cấu và thiết bị này cùng với các kết nối, phụ kiện, vỏ bọc và các kết cấu đỡ được lắp, về nguyên tắc, được thiết kế để sử dụng có liên quan đến phát điện, truyền tải, phân phối và biến đổi điện năng.
[441-11-02]
2.1.3
Thiết bị điều khiển (controlgear)
Thuật ngữ chung để chỉ các thiết bị đóng cắt và sự kết hợp của chúng với các thiết bị điều chỉnh, bảo vệ, đo lường, điều khiển liên quan, kể cả các cụm cơ cấu và thiết bị này cùng với các kết nối, phụ kiện, vỏ bọc và các kết cấu đỡ được lắp, về nguyên tắc, được thiết kế để điều khiển các thiết bị tiêu thụ năng lượng điện.
[441-11-03]
2.1.4
Quá dòng (over-current)
Dòng điện vượt quá dòng điện danh định
[441-11-06]
2.1.5
Ngắn mạch (short circuit)
Việc nối ngẫu nhiên hoặc cố ý hai hay nhiều điểm mà bình thường có điện áp khác nhau trong mạch điện bằng điện trở hoặc điện kháng có giá trị tương đối thấp.
[151-03-41]
2.1.6
Dòng điện ngắn mạch (short-circuit current)
Quá dòng do đấu nối sai hoặc do sự cố ngắn mạch trong mạch điện.
[441-11-07]
2.1.7
Quá tải (overload)
Điều kiện làm việc trong một mạch chưa bị hư hại về điện dẫn đến quá dòng.
[441-11-08]
2.1.8
Dòng điện quá tải (overload current)
Quá dòng xảy ra trong một mạch điện chưa bị hư hại.
2.1.9
Nhiệt độ không khí môi trường (ambient air temperature)
Nhiệt độ của không khí bao quanh toàn bộ thiết bị đóng cắt hoặc cầu chảy, được xác định trong các điều kiện quy định.
[441-11-13]
CHÚ THÍCH: Đối với các thiết bị đóng cắt hoặc cầu chảy lắp trong vỏ bọc, nhiệt độ không khí môi trường là nhiệt độ không khí bên ngoài vỏ bọc.
2.1.10
Bộ phận dẫn (conductive part)
Phần có khả năng dẫn dòng điện nhưng không nhất thiết là phần mang dòng điện làm việc.
[441-11-09]
2.1.11
Bộ phận dẫn để hở (exposed conductive part)
Bộ phận dẫn có thể chạm tới ngay được và bình thường không mang điện nhưng có thể trở thành mang điện trong điều kiện sự cố.
[411-11-10]
CHÚ THÍCH: Bộ phận dẫn điện hở điển hình và vách của vỏ, tay thao tác, v.v…
2.1.12
Bộ phận dẫn bắt nguồn từ bên ngoài (extraneous conductive part)
Bộ phận dẫn không tạo thành bộ phận của hệ thống lắp đặt điện và có thể đưa vào một điện thế thường là điện thế đất.
[826-03-03]
2.1.13
Bộ phận mang điện (live part)
Dây dẫn hoặc bộ phận dẫn được thiết kế để mang điện trong sử dụng bình thường, kể cả dây trung tính nhưng theo quy ước, không tính đến dây trung tính nối đất bảo vệ (PEN).
[826-03-01]
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này không nhất thiết hàm ý rủi ro điện giật.
2.1.14
Dây nối đất bảo vệ (ký hiệu PE) (protective conductor (symbol PE))
Dây nối đất được yêu cầu trong một số biện pháp bảo vệ chống điện giật dùng để nối điện bất kỳ các phần sau:
– Bộ phận dẫn điện trở;
– Bộ phận dẫn bắt nguồn từ bên ngoài;
– Đầu nối đất chính;
– Điện cực nối đất;
– Điểm nối đất của nguồn hoặc trung tính giả.
[826-04-05]
2.1.15
Dây trung tính (ký hiệu N) (neutral conductor (symbol N))
Dây nối đến điểm trung tính của hệ thống và có thể truyền năng lượng điện.
[826-01-03]
CHÚ THÍCH: Trong một số trường hợp, ở các điều kiện quy định, có thể kết hợp chức năng dây trung tính và dây nối đất vào làm một và trong cùng dây dẫn thì được gọi là dây trung tính nối đất bảo vệ (Ký hiệu PEN))
2.1.16
Vỏ bọc (enclosure)
Phần để bảo vệ thiết bị có cấp bảo vệ quy định để chống một số ảnh hưởng từ bên ngoài và có cấp bảo vệ quy định để chống chạm đến hoặc tiếp xúc với bộ phận mang điện và các bộ phận chuyển động.
CHÚ THÍCH: Định nghĩa này tương tự như IEV 441-3-01 được áp dụng cho các cụm.
2.1.7
Vỏ bọc không tháo rời được (integral enclosure)
Vỏ bọc là bộ phần hợp thành của thiết bị.
2.1.18
Loại sử dụng (đối với thiết bị đóng cắt hoặc cầu chảy) (utilization category (for a switching device or a fuse))
Sự kết hợp các yêu cầu quy định, liên quan đến các điều kiện trong đó các thiết bị đóng cắt hoặc cầu chảy đáp ứng mục đích của nó, được chọn để đại diện cho một nhóm đặc tính áp dụng cụ thể.
[441-17-19]
CHÚ THÍCH: Các yêu cầu quy định có thể liên quan đến, ví dụ: các giá trị về khả năng đóng (nếu có), khả năng cắt và các đặc trưng khác, các mạch liên kết và các điều kiện liên quan về sử dụng và tác động.
2.1.19
Cách ly (chức năng cách ly) (isolation (isolating function))
Chức năng được thiết kế để cắt nguồn khỏi toàn bộ hoặc một phần riêng biệt của hệ thống lắp đặt bằng cách tách toàn bộ hoặc một phần hệ thống lắp đặt khỏi tất cả các nguồn vì lý do an toàn.
2.1.20
Điện giật (electric shock)
Ảnh hưởng sinh lý, bệnh lý do dòng điện chạy qua người hoặc thân động vật.
[826-03-04]
2.1.21
Nhà chế tạo (manufacturer)
Mọi cá nhân, công ty hoặc tổ chức chịu trách nhiệm đến cùng về:
– Kiểm tra sự phù hợp với tiêu chuẩn hoặc các tiêu chuẩn tương ứng;
– Cung cấp các thông tin sản phẩm theo Điều 5.
CHÚ THÍCH: Ví dụ, trong trường hợp “bộ khởi động có bảo vệ” được lắp đặt theo hướng dẫn của nhà cung ứng linh kiện, nhà chế tạo phải chịu trách nhiệm về cụm lắp ráp này.
2.2 Thiết bị đóng cắt
2.2.1
Thiết bị đóng cắt (switching device)
Thiết bị được thiết kế để đóng hoặc cắt dòng điện trong một hoặc nhiều mạch điện.
[441-14-01]
CHÚ THÍCH: Thiết bị đóng cắt có thể thực hiện một hoặc cả hai thao tác này.
2.2.2
Thiết bị đóng cắt cơ khí (mechanical switching device)
Thiết bị đóng cắt được thiết kế để đóng hoặc mở một hoặc nhiều mạch điện nhờ các tiếp điểm có thể tách rời nhau được.
[441-14-02]
CHÚ THÍCH: Mọi thiết bị đóng cắt cơ khí đều có thể được thiết kế tùy theo môi chất mà các tiếp điểm của nó đóng hoặc mở, ví dụ: không khí, SF6, dầu.
2.2.3
Thiết bị đóng cắt bán dẫn (semiconductor switching device)
Thiết bị đóng cắt được thiết kế để đóng và/hoặc cắt dòng điện trong một mạch điện nhờ độ dẫn điện có điều khiển của chất bán dẫn.
CHÚ THÍCH: Định nghĩa này khác với IEV 441-14-03 vì thiết bị đóng cắt bán dẫn còn được thiết kế để cắt dòng điện.
2.2.4
Cầu chảy (fuse)
Thiết bị mà nhờ sự nóng chảy của một hoặc số các linh kiện của nó được thiết kế đặc biệt, làm hở mạch điện mà nó được đấu vào và cắt dòng điện khi dòng vượt quá giá trị đã cho trong thời gian đủ dài. Cầu chảy gồm tất cả các bộ phận để tạo nên một thiết bị hoàn chỉnh.
[441-18-01]
2.2.5
Dây chảy (fuse-link)
Phần của cầu chảy (kể cả phần tử chảy) được thiết kế để thay thế được sau khi cầu chảy tác động.
[441-18-09]
2.2.6
Phần tử chảy (fuse-element)
Phần tử của dây chảy được thiết kế để chảy dưới tác động của dòng điện khi dòng điện vượt quá giá trị nhất định trong khoảng thời gian nhất định.
[441-18-08]
2.2.7
Bộ phối hợp cầu chảy (fuse-combination unit)
Sự phối hợp của thiết bị đóng cắt với một hoặc nhiều cầu chảy thành bộ phối hợp do nhà chế tạo lắp ráp hoặc được lắp ráp theo hướng dẫn của nhà chế tạo.
[441-14-04]
2.2.8
Thiết bị cách ly (disconnector)
Thiết bị đóng cắt cơ khí mà ở vị trí mở, phù hợp với các yêu cầu quy định cho chức năng cách ly.
CHÚ THÍCH: Định nghĩa này khác với IEV 441-14-05 vì các yêu cầu đối với chức năng cách ly không chỉ dựa trên khoảng cách ly.
2.2.9
Thiết bị đóng cắt (cơ khí) (switch (mechanical))
Cơ cấu đóng cắt cơ khí có khả năng đóng, mang và cắt dòng điện trong điều kiện mạch điện bình thường mà có thể có cả điều kiện quá tải quy định, và cũng có thể mang dòng điện trong thời gian quy định trong điều kiện mạch điện không bình thường như ngắn mạch.
[441-14-10]
CHÚ THÍCH: Thiết bị đóng cắt có thể có khả năng đóng nhưng không có khả năng cắt dòng điện ngắn mạch.
2.2.10
Thiết bị đóng cắt-cách ly (switch-disconnector)
Thiết bị đóng cắt thỏa mãn các yêu cầu cách ly quy định cho thiết bị cách ly khi ở vị trí mở.
[441-14-12]
2.2.11
Áptômát (circuit-breaker)
Thiết bị đóng cắt cơ khí, có khả năng đóng, mang và cắt dòng điện trong điều kiện mạch điện bình thường và cũng có thể đóng, mang trong thời gian quy định và cắt dòng điện trong điều kiện mạch điện không bình thường quy định, ví dụ như ngắn mạch.
[441-14-20]
2.2.12
Côngtắctơ (cơ khí) (contactor (mechanical))
Thiết bị đóng cắt cơ khí chỉ có một vị trí nghỉ, hoạt động không phải bằng tay, có khả năng đóng, mang và cắt dòng điện trong điều kiện mạch điện bình thường kể cả điều kiện quá tải.
[441-14-33]
CHÚ THÍCH: Côngtắctơ có thể được thiết kế theo phương pháp cung cấp lực để đóng các tiếp điểm chính.
2.2.13
Côngtắctơ bán dẫn (semiconductor contactor (solid-state contactor))
Thiết bị thực hiện chức năng của một công tắc tơ bằng cách sử dụng thiết bị đóng cắt bán dẫn.
CHÚ THÍCH: Một công tắc tơ bán dẫn cũng có thể bao hàm cả thiết bị đóng cắt cơ khí.
2.2.14
Rơle côngtắctơ (contactor relay)
Công tắc tơ được sử dụng như một thiết bị đóng cắt điều khiển.
[441-14-35]
2.2.15
Bộ khởi động (starter)
Sự kết hợp của mọi phương tiện đóng cắt, cần thiết để khởi động và dừng một động cơ, đồng thời kết hợp với các phương tiện bảo vệ quá tải phù hợp.
[441-14-38]
CHÚ THÍCH: Các bộ khởi động có thể được thiết kế theo phương pháp cung cấp lực để đóng các tiếp điểm chính.
2.2.16
Thiết bị mạch điều khiển (control circuit device)
Thiết bị điện, được thiết kế để điều khiển, báo hiệu, khóa liên động v.v… cho thiết bị đóng cắt và điều khiển.
CHÚ THÍCH: Thiết bị mạch điều khiển có thể bao gồm các thiết bị thuộc phạm vi các tiêu chuẩn khác, như là thiết bị đo, chiết áp, rơle khi các thiết bị này được kết hợp sử dụng cho các mục đích quy định.
2.2.17
Cơ cấu đóng cắt điều khiển (dùng cho các mạch điều khiển và mạch phụ) (control switch (for control and auxiliary circuits))
Thiết bị đóng cắt cơ khí dùng để điều khiển hoạt động của thiết bị đóng cắt hoặc điều khiển, kể cả báo hiệu, khóa liên động kiểu điện v.v…
[441-14-46]
CHÚ THÍCH: Cơ cấu đóng cắt điều khiển có thể gồm một hoặc nhiều tiếp điểm có chung hệ thống điều khiển.
2.2.18
Cơ cấu đóng cắt bằng đại lượng điều khiển (pilot switch)
Cơ cấu đóng cắt điều khiển không phải bằng tay mà theo phản ứng với các điều kiện quy định của đại lượng điều khiển.
[441-14-48]
CHÚ THÍCH: Đại lượng điều khiển có thể là áp suất, nhiệt độ, tốc độ, mức chất lỏng, thời gian v.v…
2.2.19
Nút ấn (push-button)
Cơ cấu đóng cắt điều khiển có bộ phận điều khiển dùng để thao tác nhờ tác dụng lực từ một bộ phận cơ thể người, thường là ngón tay hoặc lòng bàn tay và có năng lượng dự trữ trở về (lò xo).
[441-14-53]
2.2.20
Khối đầu nối (terminal block)
Phần cách điện mang một hoặc nhiều cụm đầu nối cách điện với nhau và cần được cố định vào giá đỡ.
2.2.21
Thiết bị bảo vệ ngắn mạch (SCPD) (short-circuit protective devie (SCPD))
Thiết bị bảo vệ mạch điện hoặc các bộ phận mạch điện khỏi dòng điện ngắn mạch bằng cách làm gián đoạn dòng điện.
2.2.22
Bộ chống sét (surge arrester)
Thiết bị được thiết kế để bảo vệ thiết bị điện khỏi quá điện áp quá độ cao và để hạn chế khoảng thời gian và nhiều khi cả biên độ dòng điện chạy qua.
[604-03-51]
2.3 Các bộ phận của thiết bị đóng cắt
tcvn-6592-1-2009-thiet-bi-dong-cat-va-dieu-khien-ha-ap-phan-1-quy-tac-chung.pdf