TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 6355-1 : 2009
GẠCH XÂY – PHƯƠNG PHÁP THỬ
Lời nói đầu
TCVN 6355-1+8 : 2009 thay thế TCVN 6355 : 1998
TCVN 6355-1+8 : 2009 do Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TCVN 6355-1+8 : 2009 Gạch xây – Phương pháp thử. Gồm 8 phần:
Phần 1: Xác định kích thước và khuyết tật ngoại quan
Phần 2: Xác định cường độ nén
Phần 3: Xác định cường độ uốn
Phần 4: Xác định độ hút nước
Phần 5: Xác định khối lượng thể tích
Phần 6: Xác định độ rỗng
Phần 7: Xác định vết tróc do vôi
Phần 8: Xác định sự thoát muối
GẠCH XÂY – PHƯƠNG PHÁP THỬ
PHẦN 1: XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC VÀ KHUYẾT TẬT NGOẠI QUAN
Bricks – Test methods – Part 1: Determination of dimensions and visible defects
- Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định kích thước và khuyết tật ngoại quan, đối với các loại gạch xây.
- Thiết bị, dụng cụ
Thước đo có độ chính xác tới 0,1 mm (thước cặp, thước lá, thước thẳng).
- Chuẩn bị mẫu thử
Lấy theo từng loại gạch quy định trong các tiêu chuẩn sản phẩm tương ứng.
- Cách tiến hành
– Đo kích thước chiều dài (l), chiều rộng (w), chiều dầy (h) của viên gạch như sơ đồ Hình 1 tại ba vị trí khác nhau (hai đầu và giữa cạnh) rồi lấy giá trị trung bình.
– Đo chiều dày thành ngoài lỗ rỗng (e) viên gạch như sơ đồ Hình 1 tại 3 điểm khác nhau.
– Đo chiều dày vách ngăn giữa các lỗ rỗng (d) viên gạch như sơ đồ Hình 1 sao cho giá trị đo được là đại diện của giá trị cực tiểu.
– Đo độ cong vênh (c, g, t) của viên gạch như sơ đồ Hình 2.
– Đo chiều dài (s) các vết sứt của viên gạch như sơ đồ Hình 3.
– Đo chiều dài vết nứt (n) của viên gạch như sơ đồ Hình 3.
– Ghi lại các kết quả đã đo cho từng mẫu thử, chính xác đến 0,1 mm.
– Ghi lại các nhận xét về kích thước, chất lượng bề mặt sản phẩm và khuyết tật (nếu có).
Hình 1 – Mô tả đo kích thước của viên
Hình 2 – Mô tả đo độ cong vênh trên bề mặt viên gạch
Hình 3 – Mô tả đo vết sứt, nứt của viên gạch
- Báo cáo thử nghiệm
Bao gồm những thông tin sau:
– Đặc điểm của mẫu thử;
– Tên phòng thử nghiệm;
– Điều kiện và môi trường thử nghiệm;
– Các thông số trong quá trình thử và kết quả thử;
– Các ghi nhận khác trong quá trình thử nghiệm;
– Ngày và người tiến hành thử nghiệm;
– Viện dẫn tiêu chuẩn này.