TCVN 6073:2005 SẢN PHẨM SỨ VỆ SINH – YÊU CẦU KỸ THUẬT


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6073:2005

SẢN PHẨM SỨ VỆ SINH – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Sanitary ceramic wares – Specifications

Lời nói đầu

TCVN 6073 : 2005 thay thế TCVN 6073 : 1995.

TCVN 6073 : 2005 do Ban kỹ thuật TCVN/TC189 Sản phẩm gốm xây dựng hoàn thiện trên cơ sở dự thảo của Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

SẢN PHẨM SỨ VỆ SINH – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Sanitary ceramic wares – Specifications

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật cho các sản phẩm sứ vệ sinh (không bao gồm phần phụ kiện).

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 5436 Sản phẩm sứ vệ sinh – Phương pháp thử.

3. Thuật ngữ, định nghĩa

Các thuật ngữ sử dụng trong tiêu chuẩn này được định nghĩa như sau:

3.1. Bề mặt chính (BMC) (visible surface)

Bề mặt nhìn thấy của sản phẩm khi đã lắp đặt vào vị trí sử dụng.

(Trên hình vẽ Phụ lục A, bề mặt chính sản phẩm được thể hiện là phần không đánh dấu).

3.2. Bề mặt làm việc (BMLV) (water surface)

Bề mặt tiếp xúc trực tiếp với nước khi sử dụng.

(Trên hình vẽ Phụ lục A, bề mặt làm việc của sản phẩm được thể hiện bằng phần có các dấu chấm).

3.3. Bề mặt khuất (BMK) (invisible surface)

Bề mặt khuất là bề mặt không nhìn thấy khi sản phẩm đã lắp đặt vào vị trí sử dụng. Bề mặt khuất thường không có men.

(Trên hình vẽ Phụ lục A, bề mặt khuất của sản phẩm được thể hiện bằng phần bôi đậm).

3.4. Bề mặt lắp ráp (BMLR) (installation surface)

Bề mặt tiếp xúc với nền, với tường hoặc với giá đỡ khi lắp đặt vào vị trí sử dụng.

3.5. Các khuyết tật về men (glaze defects)

3.5.1. Bọt khí (bubble)

Bọt khí hở là những lỗ tròn hở xuất hiện trên mặt men.

Bọt khí kín là những bọt lồi hoặc lõm xuất hiện trên bề mặt men.

3.5.2. Châm kim (pinhole)

Các lỗ nhỏ giống như lỗ kim châm trên bề mặt men, nhưng không sâu đến phần xương.

3.5.3. Rộp men, sôi men (bliser)

Bề mặt phủ men bị rỗ, lồi lõm, gồ ghề và bọt khí tập trung thành từng đám trên bề mặt sản phẩm.

3.5.4. Bong men (glaze chip)

Hiện tượng men bị bong, tróc khỏi xương của sản phẩm dưới dạng vảy.

3.5.5. Co men, bỏ men (glaze pool)

Hiện tượng men không được điền đầy, có những chỗ không có men.

3.5.6. Mỏng men (thin glaze)

Lớp men không đủ dày, làm bộ phần xương bên trong, có thể nhìn thấy xương.

3.5.7. Gợn sóng (swell)

Bề mặt phủ men bị lượn sóng, lồi lõm, gồ ghề, không láng đều.

3.5.8. Nứt lạnh (cool cracks)

Vết nứt rất mảnh và sắc trên bề mặt men (nứt tóc) có thể xuyên suốt bề dày của sản phẩm.

3.5.9. Rạn men (crazing)

Các vết nứt rạn rất nhỏ (dạng chân chim), trải trên bề mặt men, không sâu đến xương.

3.5.10. Sứt, trầy xước (chips)

Thường là những vết sứt lớn, trầy xước hay xuất hiện ở các vị trí chân đáy hay trên bề mặt của sản phẩm.

3.6. Các khuyết tật về màu (colour imperfection)

3.6.1. Lẫn màu (colour spots)

Các chấm, các vết màu khác so với màu men phủ trên sản phẩm.

3.6.2. Lệch màu (discolouration)

Màu men phủ trên sản phẩm sai khác với màu men chuẩn quy định.

3.6.3. Bay màu, mất màu (staining)

Lớp men trên sản phẩm bị mất màu hay bị nhạt màu hơn so với các vị trí khác.

3.7. Các khuyết tật xương (body defects)

3.7.1. Nứt mộc (body cracks)

Các vết nứt không sắc cạnh trên sản phẩm, làm chẻ tách xương, xảy ra trước giai đoạn thiêu kết.

3.7.2. Phân lớp (separation)

Tại các vị trí bề mặt sản phẩm (bề mặt trông thấy hoặc khuất) xương bị tách thành hai hay nhiều lớp.

3.7.3. Rạn xương (body crazing)

Các vị trí không phủ men có các vết rạn nhỏ, mảnh.

3.7.4. Khuyết tật xương (body specks)

Các vị trí có tạp chất nằm trong hoặc trên bề mặt xương làm ảnh hưởng đến bề mặt men.

3.8. Các khuyết tật về hình dạng và kích thước (shape and dimension imperfection)

Sai lệch hình dạng (biến dạng, vênh) và kích thước so với thiết kế, đặc biệt đối với các lỗ kỹ thuật.

4. Phân loại

Theo kiểu dáng và chức năng sử dung, sản phẩm sứ vệ sinh được phân loại như sau:

4.1. Bệ xí: gồm hai loại chính:

4.1.1. Xí bệt

– xí bệt có két nước liền;

– xí bệt có két nước tách rời (két nước ngoài hoặc két nước âm).

4.1.2. Xí xổm

– xí xổm có xi phông liền;

– xí xổm có xi phông rời.

4.2. Chậu rửa

– chậu rửa có chân đỡ;

– chậu rửa không có chân đỡ.

4.3. Bồn tiểu

– tiểu nam;

– tiểu nữ.

CHÚ THÍCH – Phụ lục B mô tả một số kiểu dáng đặc trưng nhất. Sản phẩm có kiểu dáng khác được sản xuất theo thỏa thuận, nhưng phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật đã nêu trong tiêu chuẩn này.

5. Yêu cầu kỹ thuật

5.1. Yêu cầu ngoại quan và sai lệch kích thước của sản phẩm

5.1.1. Sản phẩm sứ vệ sinh phải đảm bảo yêu cầu về ngoại quan và sai lệch kích thước như sau:

a) Men phủ phải láng bóng và đều khắp trên bề mặt chính của sản phẩm. Bề mặt khuất không cần phủ men toàn bộ, nhưng không nhìn thấy được các phần không phủ men khi lắp vào vị trí sử dụng. Các đường gờ và cạnh của sản phẩm không bị mỏng men.

b) Không cho phép có các vết nứt lạnh (3.5.8) và nứt mộc (3.7.1) trên sản phẩm trong mọi trường hợp.

c) Các khuyết tật như vết màu, tạp chất, lỗ châm kim… có kích thước nhỏ hơn và bằng 0,2 mm mà không tập trung thì được bỏ qua và không được coi như là khuyết tật.

5.1.2. Khuyết tật ngoại quan và sai lệch kích thước cho phép đối với từng loại sản phẩm được quy định trong các Bảng từ 1 đến 5.

5.2. Các chỉ tiêu cơ, lý

Sản phẩm sứ vệ sinh phải đảm bảo các chỉ tiêu cơ, lý theo Bảng 6.

5.3. Tính năng sử dụng

Sản phẩm sứ vệ sinh phải đảm bảo tính năng sử dụng theo Bảng 7.

Download toàn bộ tiêu chuẩn xây dựng TCVN 6073:2005 tại đây:

TCVN 6073:2005 SẢN PHẨM SỨ VỆ SINH - YÊU CẦU KỸ THUẬT
TCVN 6073:2005 SẢN PHẨM SỨ VỆ SINH - YÊU CẦU KỸ THUẬT
TCVN_6073-2005_San-pham-su-ve-sinh-Yeu-cau-ky-thuat.pdf
648.3 KiB
773 Downloads
Chi tiết