TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 4606:1988
Nhóm H
ĐƯỜNG ỐNG CHÍNH DẪN DẦU VÀ SẢN PHẨM DẦU – QUY PHẠM THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU.
Main pipelines for transporting petroleum and petroleum products – Codes for construction, check and acceptance
- Quy định chung.
1.1. Tiêu chuẩn này dùng để thi công và nghiệm thu các đường ống chính và đường ống nhánh bằng thép có đường kính không lớn hơn 1000mm có áp suất bơm chuyển khônglớn hơn 1000N/cm2 dùng để vận chuyển các loại dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và khí đốt (sau đây gọi tắt là đường ống dẫn chính).
Đối với các đường ống trong thành phố thị xã, thị trấn, trên cầu đường sắt, đường ô tô qua vùng biển, vùng động đất trên cấp 7, vùng đất không ổn định do lún, sụt lở, vùng có hiện tượng Cáctơ, vùng khai thác ngầm… đường ống tạm, đường ống dã chiến không áp dụng tiêu chuẩn này.
Chú thích: Các trạng khí nén, trạm phân phối khí, trạm phân dầu, trạm sửa chữa và khai thác nhà ở công nhân, trạm gác tuyến… Thi công nghiệm thu theo tiêu chuẩn riêng.
1.2. Khi thi công phải tuân theo các quy định về an toàn lao động trong tiêu chuẩn “Kỹ thuật an toàn lao động trong xây dựng” QPVN 14 :1979.
1.3. Phải lập biên bản nghiệm thu chất lượng từng oại công việc theo quy định của các điều ở chương trình 13 của tiêu chuẩn này
1.4. Thi công phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật của thiết kế. Nếu cần sửa đổi thiết kế phải được sự nhất trí của cơ quan thiết kế, của bên giám sát thi công. Nội dung sửa đổi phải ghi đầy đủ vào sổ nhật ký thi công công trình với đủ chữ ký của các cơ qua nêu trên trước khi thi công.
1.5. Hàng ngày phải ghi đầy đủ các diiễn biến thi công theo đúng mẫu và quy định của TCVN 4055 : 1985 “Thi công nghiệm thu tổ chức thi công” vào sổ nhật ký thi công công trình.
- Tổ chức thi công
2.1. Việc tổ chức thi công đường ống dẫn chính của các điều của chương trình này, còn phải theo TCVN 4055 :1985.
2.2. Thi công đường ống dẫn chính phải theo đúng các văn bản vẽ thiết kế kỹ thuật, thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công.
Bản vẽ thiết kế kỹ thuật, thiết kế tổ chức xây dựng do đơn vị thiết kế lập; Thiết kế thi công do đơn vị nhận thầu xây lắp lập trên cơ sở bản vẽ thiết kế kỹ thuật phải phù hợp với các yêu cầu của TCVN 4052 :1986 “Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và tổ chức thi công”.
2.3. Đường ống dẫn chính phải được phân cấp, phân loại theo TCVN 4090 : 1985 “ Đường ống chính dẫn dầu và sản phẩm dầu. Tiêu chuẩn thiết kế”.
2.4. Công tác xây lắp phải tiến hành quanh năm phải tranh thủ tối đa mùa khô. Thời hạn thi công công trình tham khảo phụ lục số 11 thời hạn thi công các dạng công tác phải bảo đảm đúng tổng tiến độ thi công. Sử dụng máy thi công theo yêu cầu của TCVN 4087 : 1985.
2.5. Thi công đường ống dẫn chính phải áp dụng phương pháp liên hoàn do các đơn vị chuyên ngành thực hiện.
2.6. Đường ống dẫn chính được thi công thành dải liên tục. Tuyến thi công không bố trí quá dài hoặc đứt đoạn. Nên tổ chức thành các bãi thi công tổng hợp, dọc theo tuyến thi công. Khoảng cách giữa các bãi phù hợp với khả năng của đơn vị xây lắp.
Thi công những đoạn vượt khó, phức tạp phải bố trí các đơn vị thi công độc lập riêng.
2.7. Phải kiểm tra, kiểm nghiệm chủng loại, kích thước, nhãn hiệu vật liệu, ống thép, các chi tiết định hình, các loại van chắn, các loại vật liệu bằng ống… theo quy định của thiết kế trước khi lắp ráp vào đường ống dẫn chính.
2.8. Các chi tiết định hình (nối gốc, nối chạc ba, ống nổi chuyển đường kính…) được chế tạo theo yêu cầu thiết kế.
2.9. Các ống thép, các bán thành phẩm, các chi tiết định hình, các thiết bị,… phải được vận chuyển bằng phương pháp đảm bảo an toàn cao.
2.10. Bên nhận thầu chỉ bắt đầu thi công đường ống dẫn chính sau khi đã nhận đầy đủ các giấy tờ, tài liệu cần thiết (giấy phép xây dựng, giấy cấp đất, giấy phép mượn đất…) các bản vẽ thiết kế và vị trí tuyến ống ngoài thực địa với đủ các cọc mốc đo đạt đúng như trong bản vẽ thiết kế.
2.11. Phải lập tổng tiến độ thi công toàn đường ống và tiến độ thi công từng đoạn. Tiến độ thi công đường ống trên khô phải phù hợp với thời gian thi công đường ống vượt qua sông và vượt qua các chướng ngại khác trong đoạn thi công.
2.12. Trước khi thi công cần làm một số công việc chuẩn bị sau:
- a) Cắm cọc mốc cố định ở các vị trí cần thiết (ở các đoạn vượt sông, đầm lầy, đường sắt, đường ôtô hoặc ở những địa hình phức tạp, núi mấp mô, các chỗ góc ngoặt…) theo đúng bản vẽ thiết kế.
- b) Đo nối các cọc mốc trên tuyến ở các chỗ quan trọng ở các góc ngoặt… đến những địa hình, địa vật cố định như cột đèn, cầu, cống, nhà xây…
- c) Cắm các cọc mốc đặc biệt ở những chỗ đường ống dẫn chính giao nhau với các công trình ngầm khác có sẵn.
- d) Dọc sạch các bụi cây, đào các gốc cây, đá tảng; sửa các mô đất, các dốc dọc, ngang trong toàn bộ chiều rộng dải đất sẽ dùng thi công.
- e) Làm đường tạm, gia cường các cấu kiện có cho đủ tải trọng cần thiết (phải được bộ giao thông nhất chí bằng văn bản) tổ chức các phương tiện vượt sông, xây dựng các kho bãi để vật tư tạm thời gần hướng tuyến để tập kết vật liệu, làm các bãi thi công bãi nấu nhựa, bọc ống.
- f) Xây dựng các công trình tạm tiêu thoát nước để khỏi ảnh hưởng đến việc thi công.
- g) Làm lưới điện động lực và điện sinh hoạt để dùng trong thời gian thi công.
- h) Mắc mạng lưới thông tin hữu tuyến hạc vô tuyến cần thiết.
- i) Trang bị các loại ô tô tải, máy nâng ống, máy ủi, máy đào và các loại phương tiện máy móc thi công chuyên dụng cho phù hợp với đoạn tuyến thi công.
- j) Tổ chức di chuyển các đơn vị xây lắp, cùng với phương tiện công cụ sản xuất của họ đến tuyến thi công.
- k) Làm các nhà ở và nhà làm việc bảo đảm các điều kiện, ăn ở sinh hoạt, vệ sinh bình thường cho cán bộ, công nhân xây lắp.
- Chiều rộng của dải đất thi công quy định cho một tuyến ống như sau:
- a) Thi công bằng cơ giới: Theo sơ đồ 1 với công thức (2-1).
– Sơ đồ 1 (đơn vị trong hình vẽ tính bằng m).
– Chiều rộng dải đất thi công D:
D=2m.H+B+d+11. (m)
Chú thích:
H – Chiều sâu hào, lấy theo thiết kế tính bằng m.
m – Mái dốc hào, lấy theo thiết kế hoặc điều 3.3. của tiêu chuẩn này.
B – Chiều rộng đáy hào theo thiết kế tính bằng m.
d – Đường kính ngoài ống tính bằng m
h – chiều cao đất đổ tính bằng m.
Cách 600m cần làm một chỗ tránh có chiều dài và chiều rộng đủ cho phương tiện vận chuyển và máy xay dựng lớn nhất tránh nhau được.
- b) Thi công bằng thủ công: Theo sơ đồ 2 với công thức (2-2)
Sơ đồ 2 (đơn vị trong hình vẽ tính bằng m).
D=2mH+B+d+6. (m)
Các chú thích như sơ đồ 1.
- c) Thi công băng phương pháp lao ống: Theo sơ đồ 3 với công thức (2-3).
Sơ đồ 3:
D=2mH+B+6 (m).
Nếu đường ống dẫn chính gồm nhiều tuyến ống đặt song song, thì cộng lượng (n-1)l vào công thức (2-3)
Với n: số tuyến ống;
l: khoảng cách giữa các tuyến, giá trị lấy trong bảng 9 phụ lục số 1 hoặc lấy theo thiết kế quy định.
- Công tác đất
3.1. Công tác đất ngoài các điều quy định của chương này còn phải tuân theo TCVN 4447 : 1987 “Công tác đất. Quy phạm thi công và nghiệm thu”.
Chú thích: Đối với các công tác đất ở vùng núi, ở chỗ vượt qua chướng ngại tự nhiên và nhân tạo ngoài các quy định của chương này còn phải tuân theo các điều liên qua của chương VII và chương VIII của tiêu chuẩn này.
3.2. Chiều rộng đáy hào theo thiết kế, hoặc theo quy định sau:
- a) Bằng D+300mm với ống có đường kính bé hơn 500mm;
- b) Bằng 1,5D với ống có đường kính từ 500 đến 1000mm.
D: Đường kính quy ước của đường ống tính bằng mm
Đào hào bằng máy, chiều rộng đáy hào lấy bằng chiều rộng của gầu đào, nhưng không được nhỏ hơn quy định nêu ra ở điều 3.2.
3.3. Mái dốc hào lấy theo thiết kế đã chọn hoặc lấy theo quy định ở bảng 1.
Bảng 1
Loại đất | Hào trên cạn (độ sâu hào (m)) | Hào dưỡi nước (độ sâu hào (m)) | ||
Bé hơn 2 | Lớn hơn 2 | Bé hơn 2 | Lớn hơn 2 | |
Cát mịn
Cát hạt trung Cát hạt không đều Cát hạt khô Đất làm sỏi sạn (sỏi sạn lớn hơn 40%) Cát pha Sét pha Sét Đất đá cứng |
1:1,5
1:1.25
1:0,75
1:0,67 1:0,5 1:0,25 |
1:2,5
1:1,5
1:1
1:1,25 1:0,75 1:0,25 |
1:2,5
1:2 1:1,5 1:1,5 1:1 1:1,5 1:1 1:0,5 1:0,5 |
1:3
1:2,5 1:2,3 1:1,8 1:1,5 1:2 1:1,5 1:1 1:1 |
Chú thích:
1) Nếu có điều kiện đặc biệt, không thực hiện được mái dốc nêu trong bảng 1 thì lấy mái dốc do thiết kế xử lý theo thực tế đất đào.
2) Khi độ ẩm của đất tăng giảm nhiều, việc thay đổi mái dốc phải được cơ quan thiết kế thoả thuận.
3.4. Khi đào hào bằng máy đào nhiều gầu (máy đào gầu quay) ở đất sét, sét pha, hào không có mái dốc (vách đào thẳng đứng) không có biện pháp trống sụt lở vách hào, độ sâu hào không được lớn hơn 3m. Ở chỗ công nhân lên xuống, phải làm mái dốc cục bộ hoặc có biện pháp chống vách hào sụt đúng như quy định an toàn lao động.
3.5. Khi đào hào bằng máy đào gầu quay phải san sơ bộ mặt đất tự nhiên theo tuyến ống một dải rộng tương đối bằng phẳng đủ cho máy đào đi.
3.6. Khi đào hào bằng máy đào một gầu (gầu dây, gầu cần…) được phép để lại lớp đất sét trung bình ở đáy hào không dầy quá 5cm.
3.7. Khi đào hào bằng phương pháp nổ mìn được phép để lại lớp đất sét trung bình ở đất hào không dầy quá 25cm.
3.8. Khi đào hào bằng thủ công, độ sâu hào lớn hơn 1,5m mái dốc do thiết kế quy định riêng, đất đổ cách mép hào không nhỏ hơn 0,5m.
3.9. Khi đào hào xong, phải tiến hành nghiệm thu và lập biên bản theo đúng yêu cầu của chương 13 của tiêu chuẩn này.
- Đắp, gá, hàn, kiểm tra mối hàn
4.1. Những đường ống dẫn chính bằng thép hàn hồ quang điện bằng phương pháp cơ giới hoặc thủ công phải bảo đảm các chỉ tiêu cơ lí: giới hạn đền khi chịu kéo của mối hàn không được thấp hơn giới hạn bền chịu kéo cho phép của thép ống và góc uốn không được nhỏ hơn 120O.
4.2. Hàn nối các đoạn đường ống dẫn chính không được dùng các vòng đệm.
4.3. Những thợ hàn từ bậc 4 trở lên mới được phép hàn đường ống dẫn chính.
Trước khi bước vào hàn chính thức, bắt buộc các thợ hàn phải hàn thử theo các quy định hàn thử của Ban kiểm tra kĩ thuật hàn của Bộ chủ quản và được cấp giấy chứng nhận đảm bảo kĩ thuật và được mang một số hiệu thợ hàn.
4.4. Những thợ hàn, dù là bậc cao, nếu lần đầu tiên hàn đường ống dẫn chinh, hoặc đã ngừng hàn trên 3 tháng, cũng như khi dùng các vật liệu và thiết bị hàn mới (kể cả thợ có giấy chứng nhận ở điều 4.3) đều phải qua kiểm tra hàn thử mối hàn nối ống trong những điều kiện giống hệt điều kiện hàn đường ống trên hiện trường.
4.5. Mối hàn thử bằng phương pháp hàn hồ quang điện phải thoả mãn:
- a) Khi quan sát bên ngoài, mối hàn phải được yêu cầu của điều kiện 4.22 của chương này.
- b) Khi kiểm tra độ kín bằng phương pháp vật lí, mối hàn phải đạt yêu cầu của điều 4.25, của chương này.
- c) Khi thử cơ học về khả năng chịu đứt và uốn phải thoả mãn yêu cầu của điều 4.1 của chương này.
4.6. Để tiến hành thử cơ học, cần cắt ra 3 mẫu không tẩy bỏ độ gia cường để thử khả năng chịu đứt, 3 mẫu có tẩy bỏ độ gia cường để thử uốn.
Kết quả mối hàn thử bằng phương pháp hồ quang điện được xác định bằng trị số trung bình số học của trị số đứt và uốn của 3 mẫu thử.
Với mẫu thử riêng biết được phép giảm 10% giới hạn bền và góc uốn.
4.7. Đánh giá kết quả hàn thử của người thợ hàn theo nguyên tắc sau:
- a) Khi quan sát mặt ngoài mối hàn thử đã thấy không đạt yêu cầu của điều 4.22 thì không tiếp tục thử bằng các phương pháp khác. Người thợ hàn đó coi như không đạt kĩ sát hạch.
- b) Khi thử độ kín bằng phương pháp vật lí không đạt được tiến hành thử lại lần thứ hai mối hàn thử khác. Nếu trong lần thử lại này cũng không đạt, thì không thử khả năng chịu đứt và uốn của mẫu thử. Người thợ hàn đó coi như không đạt kĩ sát hạch này.
- c) Khi thử khả năng chịu đứt và chịu uốn không đạt, được tiến hành thử lần thử 2 với số lượng mẫu thử gấp đôi của chính mối hàn đó.
Chú thích:
1) Khi thử lại lần thứ 2 của các mối hàn nối đường ống có đường kính nhỏ hơn 150mm được lấy mẫu thử cắt từ 2 mối hàn thử khác nhau.
2) Khi phát hiện mối hàn bị rỗ, được phép hàn lại, sau khi đã sấy khô que hàn hoặc thuốc hàn.
4.8. Kết quả thử các mối hàn thử cũng như kết quả nghiệm thu các mối hàn chính thức trên hiện trường được lập thành hồ sơ theo đúng các điều quy định của chương 13 của tiêu chuẩn này.
4.9. Trước khi lắp gá và hàn nối ống cần phải:
- a) Loại bỏ hết đất đá, rác bẩn và các vật khác lọt vào trong ống.
- b) Cắt đầu ống hoặc nắn lại mép ống bị biến dạng trong quá trình vận chuyển.
Chú thích: Sau khi dùng hơi đốt để cắt mép ống cần phải làm nhẵn và sạch các mép ống.
- c) Trước khi hàn bằng hồ quang điện phải làm sạch cạnh mép ống, kể cả mặt trong và mặt ngoài ống với chiều rộng không nhỏ hơn 10mm.
4.10. Khi ga ống, khe hở giữa các mép ống phụ thuộc vào các phương pháp hàn và phải phù hợp với các chỉ dẫn kĩ thuật của từng loại que hàn dùng để hàn ống, được ghi rõ trong các tài liệu hướng dẫn kĩ thuật của loại que hàn đó.
4.11. Kích thước và độ vá mép ống trước khi hàn phụ thuộc vào phương pháp hàn và quy định trong quy trình hàn tương ứng.
4.12. Khi hàn bằng hồ quang điện, ống được gá bằng dụng cụ định tâm.
4.13. Độ lệch méo ống khi gá không được lớn hơn 1/4 chiều dầy phần ống (chiều dầy nhỏ nhất của ống) và không được lớn hơn 1/4 chiều dài của đường hàn.
4.14. Khi gá ống có 1 đường hàn dọc của ống, phải để đường hàn dọc đó lệch so với đường hàn dọc của ống kia ít nhất 100mm.
Khi gá ống có 2 đường hàn dọc ở 2 phía của ống, không cần thiết quan tâm đến độ lệch của các đường hàn dọc của các ống.
4.15. Mỗi mối hàn cần phải ghi số hiệu của người thợ hàn ngay bên cạnh. Số hiệu này được hàn hoặc được khắc vào ống cách đường hàn từ 10 đến 150mm.
Chú thích: Trong trường hợp nhiều người cùng hàn một mối hàn phải ghi số hiệu của tất cả các người thợ đó thực hiện mối hàn đó hoặc ghi số hiệu tổ hàn của các người đó cạnh mối hàn.
4.16. Không được phép hàn các ống nhánh ở chỗ các đường hàn dọc hoặc ngang của ống kể cả trường hợp đường hàn đó do nhà máy chế tạo hàn.
Khoảng cách giữa các đường hàn nối các ống và đường hàn nối các đoạn ống nhánh với đường ống chính hoặc đường hàn vành tăng cường không nhỏ hơn 100mm.
4.17. Hàn hồ quang điện các mối hàn lặn và các mối hàn chết (không lăn ống) được thực hiện:
- a) Với chiều dầy thành ống bé hơn 6mm hàn ít nhất 2 lớp;
- b) Với chiều dầy thành ống từ 6 đến bé hơn 12mm, hàn ít nhất 3 lớp;
- c) Với chiều dầy thành ống từ 12mm trở lên, hàn ít nhất 4 lớp.
Chú thích: Khi hàn tự động, những đoạn ống có chiều dầy thành ống từ 7 đến 12mm, số lớp hàn ít nhất là 2 (không kể đường hàn gốc); khi chiều dầy thành ống từ 13mm trở lên số lớp hàn không nhỏ hơn 3.
4.18. Mỗi mối hàn, trước khi hàn tiếp lớp sau, phải được đánh thật sạch xỉ hàn. lớp hàn đầu tiên phải bảo đảm hàn thật ngấu đến chân đường hàn.
4.19. Gá và hàn các thiết bị phụ tùng nối với đường ống hoặc liên kết 2 đường ống thành 1 dải liên tục trong mùa hè phải tiến hành vào lúc nhiệt độ thấp nhất trong ngày.
4.20. Kiểm tra mối hàn được hàn bằng phương pháp hồ quang điện như sau:
- a) Kiểm tra thường xuyên từng động tác trong quá trình lắp gá và hàn nối đường ống.
- b) Quan sát mặt ngoài đường hàn và vật liệu hàn (que hàn, lõi que hàn va thuốc hàn…).
- c) Kiểm tra không phá huỷ đường hàn bằng phương pháp vật lí như chiếu tia rơnghen, tia gama, tia lade, siêu âm… để phát hiện các khuyết tật của mối hàn.
4.21. Các đơn vị thi công xây lắp phải có trách nhiệm tiến hành tổ chức kiểm tra các mối hàn.
4.22. Mối hàn phải được đánh sạch xỉ, bẩn và gờ xờm. Quan sát mặt ngoài, các mối hàn không được có vết nứt, cháy, thủng, vết lẹm sâu quá 0,5mm, các mép không được vênh, lệch quá dung sai cho phép. Độ dầy của đường hàn phải đều, chiều cao đường hàn so với mặt ống từ 1 đến 3mm.
4.23. Kiểm tra bằng phương pháp vật lí:
- a) Không dưới 20% số mối hàn, đối với đoạn đường ống loại IV
- b) 100% số mối hàn, đối với đoạn đường loại B, I, II, III.
- c) 100% các mối hàn nối các thiết bị với đường ống.
Chú thích:
– Phải kiểm tra toàn bộ đường hàn.
– Không kiểm tra các mối hàn ống và thiết bị do nhà máy chế tạo thực hiện.
4.24. Khi kiểm tra bằng phương pháp vật lí, dù chỉ phát hiện một mối hàn của đường ống loại IV không đạt, cần phải kiểm tra lại 20% số mối hàn do người thợ hàn ấy đã thực hiện từ lần kiểm tra trước.
Lần kiểm tra lại này, nếu phát hiện thêm dù chỉ một mối hàn không đạt thì người thợ hàn bị đình chỉ không được hàn đường ống cho đến kĩ kiềm tra tay nghề tới. Toàn bộ mối hàn còn lại do người thợ hàn ấy thực hiện phải được kiểm tra lại bằng phương pháp vật lí. Những mối hàn kiểm tra không đạt phải loại bỏ.
4.25. Khi kiểm tra bằng phương pháp vật lĩ, các mối hàn coi là không đạt nếu xem các phim chụp phát hiên ra các khiết tật sau:
- a) Những vết nứt ngầm có chiều dài và độ sâu bất kì.
- b) Những đoạn hàn không ngấu với độ sâu lớn hơn 10% chiều dầy thành ống.
- c) Có lẫn xỉ, lỗ rỗ với chiều sâu lớn hơn 10% chiều dày thành ống.
- d) Có những chỗ tập trung bọt khí và xỉ bất kì chiều dài thế nào.
Chú thích: Các chỗ hàn không ngấu, chỗ lẫn xỉ và lỗ rỗ nằm trong cùng một tiết diện cộng dồn lại không được lớn hơn 10% chiều dầy thành ống.
4.26. Chỉ sửa chữa các mối hàn bị hư hỏng trong các trường hợp sau:
- a) Nếu tổng chiều dài các đoạn hư hỏng không vượt quá 1/4 chiều dài đường hàn.
- b) Nếu chiều dài các vết nứt không quá 50mm.
Chú thích: Khi hàn đắp các đoạn hỏng ở lớp hàn gốc (với ống có đường kính lớn hơn 700mm có thể sửa chữa từ phía trong ống).
4.27. Các phim chụp bằng phương pháp vật lí (tia rơnghen, tia gama…) các băng từ pherô, hoặc các loại phim có chức năng tương tự… phải được bảo quản cho đến khi đưa đường ồng dẫn chính vào vận hành.
4.28. Các mối hàn không có khả năng kiểm tra chất lượng bằng phương pháp vật lí, khi có điều kiện cần được hàn thêm ở phía trong.
4.29. Sửa chữa chỗ hư hõng của mối hàn bằng hàn hồ quang điện thủ công. Dùng que hàn chuyên dùng hàn ống.
– Cho phép hàn đắp các vết lẹm nhỏ có chiều rộng không quá 2 đến 3mm.
– Khi vết nứt có chiều dài nhỏ hơn 50mm, cần khoan lỗ 2 đầu và đục phà hết vết nứt, chải sạch và hàn và loại. Cần đực quá 30mm theo chiều dài về hai phía của vết nứt.
Tất cả các đường hàn đã được sửa chữa đều phải được kiểm tra lại bằng phương pháp vật lí phù hợp với điều 4.25 của chương này.
4.30. Những chỗ ngoặt của đường ống trong mặt phẳng ngang và đứng được uốn đàn hồi hoặc bằng cách nối đường ống với:
– Các đoạn ống cong gia công sẵn bằng phương pháp uốn nóng, uốn nguội hoặc đúc ở nhà máy.
– Các đoạn ống hàn ghép từ các khoanh ống dẻ quạt.
4.31. Việc uốn đàn hồi đường ống được thực hiện ngay trong quá trình lắp gá và đặt đường ống vào hào, do trọng lượng bản thân đoạn ống tự uốn cong.
Bán kính uốn đàn hồi được chỉ dẫn ở bảng 2.
4.32. Đoạn ống được uốn nguội trên các thiết bị uốn ống chuyên dụng. Bán kính uốn nguội lấy theo bảng 3.
Bảng 2
Đường kính quy ước của đường ống (mm) | Bán kính uốn đàn hồi (m) |
1000
800 700 500 400 300 200 150 100 |
900
750 650 500 400 300 250 200 150 |
Chú thích: Trị số bán kính uốn đàn hồi được phép sai lệch trong khoảng ± 10%
Bảng 3
Đường kính quy ước của ống (mm) | Chiều dày thành ống (mm) | Bán kính uốn nhỏ nhất(m) |
1000
800 700 500 (- ống dẫn khí) (- ống dẫn dầu) 350 đến 400 200 đến 300 150 100 |
10 đến 14
9 đến 11 8 đến 10 7 đến 10 – 7 đến 12 6 đến 12 5 đến 12 4 đến 7 |
40
35 35 15 25 15 15 15 15 |
4.33. Sau khi uốn, đoạn ống phải cong phẳng. Độ sâu của các nếp nhăn không được vượt quá chiều dầy thành ống. Độ méo ô van ( méo bầu dục) của các đầu ống không được lớn hơn trị số cho bảng 4
Bảng 4
Đường quy ước của đường ống | Độ méo của đầu ống |
1000
800 700 500 400 350 300 200 150 100 |
6
6 5 5 4 4 3 2 1 1 |
4.34. Không được phép uốn (nóng hoặc nguội) tại đường hàn ngang của đoạn ống. Khoảng cách từ vùng uốn đến đường hàn ngang không được nhỏ hơn 200 đến 250 mm.
4.35. Khi uốn ống, đường hàn dọc của ống phải được bố trí ở đường trung hoà.
4.36. Tất cả các chi tiết và các chi tiết định hình dùng cho đường ống dẫn chính phải được chế tạo tại nhà máy. Trong trường hợp cá biệt, được phép sản xuất các chi tiết đó tại hiện trường theo các tiêu chuẩn hiện hành.
Khi đường ống, có đường kính bé hơn 300mm, góc ngoặt từ 15O trở xuống, thuộc loại III và IV được phép hàn bằng cách vát các đầu ống mà không cần có các đoạn ống cong chuyển tiếp.
4.37. Những đường hàn, ở các chi tiết được chế tạo tại hiện trường phải được kiểm tra 100% bằng phương pháp vật lí.
- Bọc chống ăn món đường ống bằng thép
5.1. Bọc chống ăn mòn đường ống bằng thép phải được tuân theo các quy định của chương này và những yêu cầu của tiêu chuẩn “bảo vệ các công trình kim loại chôn ngầm dưới đất khỏi bị ăn mòn”.
5.2. Tiến hành bọc các lớpbọc bằng phương pháp cơ giới hoặc thủ công ở nhà máy, ở các chạm lưu động hoặc trực tiếp ở hiện trường.
5.3. Khi vận chuyển các đoạn ống đã được bọc ở nhà máy hay trạm lưu động đến tuyến ống, cần có những biện pháp bảo quản, tránh hư hỏng lớp bọc.
5.4. Tất cả các vật liệu bọc cần được bảo quản để không bị ẩm, hư hỏng hoặc nhiễm bẩn (kể cả lức vận chuyển).
5.5. Bề mặt đường ống được đánh sạch bẩn han rỉ, các vẩy, bụi sắt (không tiến hành vào lúc trời mưa).
5.6. Khi ống còn lớp bọc cũ, phải dùng chổi sắt hoặc máy đánh sạch cho hết lớp bọc cũ.
5.7. Sau khi đánh sạch mặt ngoài ống, phải lau sạch bụi bẩn, bề mặt khô ráo rồi tiến hành sơn lót ngay. Không được sơn lót lúc trời mưa, giông, gió to hoặc có sương mù. Lớp sơn lót phải đều, phẳng, không bỏ sót, không bị gợn, không có vết cháy, bọt. Chiều dầy lớp sơn lót nằm trong khoảng từ 0,1 đến 0,2mm.
5.8. Khi lớp sơn lót bị hỏng, bị nhiễm bẩn, bụi, phải đánh sạch, rửa sạch bằng xăng chỗ hỏng rồi sơn lót lại.
5.9. Tuỳ theo điều kiện thi công và sử dụng của đường ống chọn matít bitum có tính chất cơ lí bảo đảm theo yêu cầu nêu theo bảng 5.
5.10. Chế tạo matít bitum ở nhà máy hoặc ngay trên hiện trường thi công (nấu trong các nồi lưu động). Thành phần và tính chất cơ lí của nó theo các chỉ tiêu nêu ra trong bảng 6 và 7 dưới đây.
5.11. Để tránh biến thành than cốc, matít chỉ giữ ở nhiệt độ từ
180OC đến 200OC không quá 1 giờ
160OC đến 170OC không quá 3 giờ
5.12. Matít bitum, sau khi chế tạo ở nhà máy, được chở đến địa điểm thi công bằng xe chuyên dụng hoặc trong nồi nấu lưu động. Không được để nược bụi hoặc đất rơi vào matít
Bảng 5
Nhiệtđộ (OC) | Chỉ tiêu cơ lí yêu cầu | |||
Không khí khi thi công | Các sản phẩm vận chuyển trong ống | Nhiệt độ làm mềm matít bitum (OC) | Độ giãn dài ở nhiệt độ 25OC (cm) | độ xuyên kim ở 25OC (mm) |
Từ 0 đến 5
Từ trên 5 đến 30
Trên 30 |
Dưới 40
Từ trên 40 đến 56 Từ trên 56 đến 70
Dưới 40 Từ trên 40 đến 56 Từ trên 56 đến 70 Dưới 40 Từ trên 40 đến 56 Từ trên 56 đến 70 |
Từ 65 đến 75
Từ 80 đến 90 Từ 86 đến 95
Từ 70 đến 80 Từ 80 đến 90 Từ 90 đến 95 Từ 80 đến 90 Từ 80 đến 90 Từ 90 đến 100 |
Từ 3 đến 4
Từ 2 đến 3 Từ 2 đến 3
Từ 2,5 đến 3,5 Từ 2 đến 3 Từ 1,5 đến 2,5 Từ 2 đến 3 Từ 2 đến 3 Từ 1,5 đến 2,5 |
Từ 2,5 đến 3,5
Từ 2 đến 2,5 Từ 2 đến 2,5
Từ 1,5 đến 2,5 Từ 1,5 đến 2,5 Từ 1 đến 2 Từ 1 đến 2,0 Từ 1 đến 2,0 Từ 1 đến 2,0 |
Chú thích: Nhiệt độ làm mềm matít bitum phải lớn hơn 25OC so với nhiệt độ của sản phẩm vận chuyển trong ống.
Bảng 6- Matít-bitum cao su
Tên các thành phần vật liệu và chỉ tiêu cơ lí | Số liệu matít | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | |
a) Hàm lượng trọng lượng của thành phần vật liệu (%) | ||||||
Bitum số IVi hoặc IV
Bitum số Vi hoặc V Bột cao su Chất độn khoáng Dầu xanh Polizôbutylen.200 b) Tính chất cơ lí của matít Nhiệt độ chảy dẻo (OC) Độ giãn dài ở 25OC (cm) Độ xuyên kim ở 25OC (mm) |
80
– 5 15 – –
70-80 3,5-3 2-1,6 |
93
– 7 – – –
76-80 3,5-3 2-1,6 |
43
42 10 – 5 –
80-90 2,5-2 1,6-1 |
48
45 7 – – –
90-93 2,5-2 2,5-2 |
85
– 10 – 5 –
70-76 4-2,5 3-2,5 |
84-75
– 10 – 5 0,25
76-86 5-4 4-3 |
Chú thích: Bitum số IVi là ÁHẩ-IV của Liên Xô
Bitum số IV là ÁH-IV của Liên Xô
Bitum số Vi là ÁHẩ-V của Liên Xô
Bitum số V là ÁH_V của Liên Xô
{Theo TOCT.6617 – 56 và 9812-61}
Bảng 7- Matít-bitum phối liệu khoáng
Tên các thành phần vật liệu và chỉ tiêu cơ lí | Số liệu matít | ||
1 | 2 | 3 | |
a) Hàm lượng trọng lượng của các thành phần vật liệu (%)
Bitum số IVi hoặc IV Bitum số Vi hoặc V Phối lượng chất béo hoá dẻo. b) tính chất cơ lí của matít Nhiệt độ chất dẻo (O C) Độ giãn dài ở 25OC (cm) Độ xuyên kim ở 25OC (mm) |
75 – –
73-93 3-3,5 2-3 |
– 75 –
95-98 1,5-2 1-2 |
70 – 5
67-73 3-4 2-2,5 |
5.13. Chiều dầy của lớp bọc bảo vệ và sai số cho phép phải tuân theo các chỉ tiêu nêu ở bảng 8 (xem phụ lục 9 và 10 về cấu tạo lớp bọc).
Bảng 8
mm
Loại lớp bọc theothành phần vật liệu | Bình thường | Tăng cường | Rất tăng cường | |||
Chiều dầy | Sai số cho phép | Chiều dầy | Sai số cho phép | Chiều dầy | Sai số cho phép | |
Lớp bọc Matít bitum phối liệu khoáng. | 3 | ± 0,3 | 6 | ± 0,5 | 9 | ± 0,5 |
Lớp bọc Matít bitum cao su lớp. | 3 | 5,5 | 8,5 | |||
Bọc bằng màng chất dẻo | 0,35 | 0,7 | 0,7 |
Chú thích: Chiều dầy lớp bọc kể cả chiều dầy của vật liệu cuốn.
5.14.Việc bọc ống tiến hành ngay sau khi khô sơn lót. Không bọc lúc trời mưa, gió to, bụi hoặc có sương mù.
Chú thích: Cho phép bọc lúc sơn lót chưa được khô (khi ấn ngón tay có dấu tay, nhưng không bẹp lớp sơn lót).
5.15. Nhiệt độ không khí không quá 30OC được phép lấy nhiệt độ matít 160O đến 180OC. Khi nhiệt độ không khí vượt quá 30OC được phép giảm nhiệt độ matít xuống đến 150OC.
Khi lớp bọc Matít bitum cao su loại tăng cường, cuốn bằng vải thuỷ tinh hoặc bằng giấy dai, lúc nhiệt độ không khí lớn hơn 20OC cho phép giảm nhiệt độ matít xuống đến 140OC với điều kiện thử độ dính bám của lớp bọc với ống không ít hơn 5 chỗ thử trên 1km đường ống.
5.16. Không được phép nấu matít nóng lên nhiều lần. Matít thừa sau một ngày phải được lấy ra hết khỏi nồi nấu và thùng chứa.
5.17. Khi cuốn lớp vải thuỷ tinh hoặc giấy dai lên lớp matít bitum nóng, phải chờm mép Bitum số IVi là ÁHẩ_IV của Liên Xô nhau từ 2 đến 3cm.
Các lớp cuốn ở trong có thể cho phép có thể không chờn mép, những khe hở giữa các mép không được lớn hơn 5mm.
Phần cuối của băng giấy cuốn trước phải được đầu của băng giấy cuốn tiếp theo đè lên một đoạn không nhỏ hơn 10cm và dán bằng matít bitum nóng.
Matít phải thấm đen vải thuỷ tinh hoặc giấy dai.
5.18. Lớp bọc ở các mối hàn nối ống được thực hiện ngay ở mép hào trên tuyến. Vật liệu bọc mối hàn đó có thể là chính vật liệu bọc ống hoặc có thể là màng chất dẻo polime hoặc các vật liệu khác có đặc tính tương đương.
5.19. Khi nhiệt độ không khí lúc thi công thấp hơn 5OC dùng màng chất dẻo chế tạo từ polietilen, khi nhiệt độ không khí từ 5OC trở lên dùng màng chất dẻo chế tạo từ polivinyl-clorit.
tcvn-4606-1988-duong-ong-chinh-dan-dau-va-san-pham-dau-quy-pham-thi-cong-va-nghiem-thu.pdf