TCVN 4245 – 86 QUY PHẠM KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ VỆ SINH TRONG SẢN XUẤT SỬ DỤNG AXETYLEN, OXY ĐỂ GIA CÔNG KIM LOẠI


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4245 – 86

QUY PHẠM KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ VỆ SINH TRONG SẢN XUẤT SỬ DỤNG AXETYLEN, OXY ĐỂ GIA CÔNG KIM LOẠI

Working safety and hy gienes in axetylene and oxygen production and utilization for metal-procesing

  1. PHẠM VI ÁP DỤNG

1.1. Quy phạm này quy định những yêu cầu về kỹ thuật an toàn và kỹ thuật vệ sinh. Đồng thời quy định những nguyên tắc quản lý của Nhà nước về việc sản xuất, sử dụng axêtylen và ôxy. Quy phạm này còn quy định những vấn đề an toàn khi sử dụng các loại khí thay thế cho axêtylen và nhiên liệu thể lỏng để hàn cắt kim loại, nhằm đảm bảo an toàn cho người và sản xuất.

1.2. Quy phạm này áp dụng đối với việc sản xuất, sử dụng các loại khí và nhiên liệu lỏng để hàn cắt kim loại thuộc các cơ sở:

  1. a) Các trạm axêtylen sản xuất theo kiểu quy mô cũng như sản xuất theo kiểu thủ công.
  2. b) Các trạm sản xuất ôxy cố định cũng như các trạm sản xuất ôxy di động.
  3. c) Các đường ống dẫn khí axêtylen và ôxy.
  4. d) Các máy và thiết bị hàn cắt kim loại bằng ngọn lửa khí.
  5. e) Các loại khí thay thế cho axêtylen và nhiên liệu lỏng dùng để hàn cắt kim loại.

1.3. Quy phạm này không áp dụng cho các cơ sở sản xuất cũng như sử dụng các loại khí khác dùng cho ngành y và ngành công nghiệp thực phẩm (như ôxy y học, F rê-ôn v.v…).

1.4. Những cơ sở đang hoạt động, nếu không có điều kiện áp dụng đầy đủ quy phạm này thì sẽ do cơ quan thanh tra kỹ thuật an toàn ngành chủ quản xét cho từng trường hợp cụ thể, đồng thời được sự thỏa thuật của Ban Thanh tra Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động (Bộ lao động). Đối với những vấn đề kỹ thuật có ảnh hưởng lớn đến an toàn thì còn phải được sự thỏa thuận của cơ quan ban hành quy phạm.

  1. BỐ TRÍ, LẮP ĐẶT, THỬ NGHIỆM TRẠM AXÊTYLEN

2.1. Việc bố trí các trạm axêtylen, kho chứa đất đèn, kho bảo quản chai chứa khí phải thực hiện theo thiết kế, đồng thời phải phù hợp với quy phạm này và các quy định hiện hành có liên quan.

2.2. Tất cả các gian sản xuất có nguy cơ nổ cháy và các công trình thuộc trạm axêtylen nằm trong phạm vi xí nghiệp phải cách xa:

  1. a) bộ phận tách không khí (từ chỗ hút không khí vào) ít nhất 200 mét.
  2. b) bộ phận sản xuất có ngọn lửa trần (lò cao, lò luyện thép, lò rèn, lò đúc, nhiệt luyện v.v…) và bộ phận sản xuất clo ít nhất 50 mét.
  3. c) đường sắt công cộng (tính từ trục đường) ít nhất 50 mét.
  4. d) đường sắt trong nhà máy (tính từ trục đường) ít nhất 20 mét.

đ) đường ô tô công cộng (tính từ mép đất) ít nhất 30 mét.

  1. e) đường ô tô trong nhà máy (tính từ mép đất) ít nhất 10 mét.
  2. g) chỗ hút không khí cung cấp cho máy nén không khí và hệ thống thông gió ít nhất 30 mét.
  3. h) các trạm điện ngoài trời để hở ít nhất 30 mét.

2.3. Các trạm axêtylen phải được bố trí cuối chiều gió thịnh hành so với bộ phận tách không khí, và đầu chiều gió thịnh hành so với các bộ phận sản xuất có ngọn lửa trần.

2.4. Phạm vi bảo vệ của các trạm axêtylen phải phù hợp với các quy định trong bảng 1.

2.5. Trong trạm axêtylen phải có buồng thay và treo quần áo chuyên dùng, buồng vệ sinh và buồng tắm, rửa.

2.6. Các trạm sản xuất, phân phối axêtylen phải bố trí trong các tòa nhà riêng biệt.

Bảng 1

Tên các bộ phận của trạm Bán kính vùng bảo vệ (m)
– Bộ phận sinh khí của trạm có sản lượng đến 20 m3/giờ

– Bộ phận sinh khí của trạm có sản lượng trên 20 m3/giờ

– Bộ phận phân phối axêtylen

– Bộ phận nạp và các kho bảo quản chai

50

100

Không quy định

100

2.7. Các nhà của trạm sản xuất phân phối axêtylen phải là nhà một tầng, không có trần và không có tầng ngầm.

Riêng các gian sản xuất phụ không có nguy cơ cháy nổ, nhà phục vụ, sinh hoạt có thể làm nhiều tầng nhưng với điều kiện là ở chung quanh vùng có nguy cơ cháy nổ phải có các tường ngăn cách bằng vật liệu không cháy.

2.8. Mái nhà của gian sản xuất có nguy cơ cháy, nổ trong trạm sản xuất cũng như trạm phân phối axêtylen phải làm bằng vật liệu nhẹ và đảm bảo thông gió tốt. Trường hợp không có vật liệu nhẹ thì có thể lợp ngói móc, nhưng với điều kiện là các cửa sổ, cửa chiếu sáng tự nhiên, cửa ra vào phải mở ra phía ngoài và tổng diện tích của các cửa phải lớn hơn 0,5 m2 tính cho thể tích của vùng có nguy cơ nổ.

2.9. Trong phạm vi axetylen có thể bố trí các gian sản xuất chính (gian đặt bình sinh khí, gian để chai, gian để bình chứa khí, gian nén khí, gian nạp, gian xử lý hóa học và sấy axetylen) cùng với các gian sản xuất phụ (khu truống chuyên đất đèn, gian mở thùng đất đèn, xưởng sửa chữa) và các gian sinh hoạt khác.

2.10. Khi các bộ phận sản xuất axetylen được bố trí trong một ngôi nhà thì giữa các gian phải có tường ngăn cách bằng vật liệu không cháy có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 5 giờ.

2.11. Kho chứa chai axetylen xây dựng theo kiểu kín không được chứa quá 300 chai (kể cả các chai có và chai không). Đối với kho xây dựng theo kiểu hở có thể cho phép chứa đến 1000 chai (kể cả chai có và chai không), đồng thời phải bảo đảm các yêu cầu trong quy phạm kỹ thuật an toàn các bình chịu áp lực (QPVN2 – 75).

2.12. Tất cả các gian sản xuất có nguy cơ nổ cháy phải có các lối ra thuận tiện để công nhân có điều kiện thoát nhanh chóng khi xảy ra sự cố.

Bộ phận sản xuất axetylen có sản lượng đến 20 m3/giờ và bộ phận phân phối khí có số lượng chai đấu cùng một lúc ít hơn 20 chai cho phép bố trí trong các gian phụ gần các gian sản xuất chính.

2.13. Các trạm sản xuất, trạm phân phối axetylen nằm trong phạm vi xí nghiệp phải rào chắn vững chắc và chừa hai cửa dành riêng cho các phương tiện vận tải, khoảng cách từ hàng rào đến nhà phải đảm bảo ít nhất 6 mét.

2.14. Các kho chứa axetylen, bộ phận nạp axetylen bố trí trong ngôi nhà riêng biệt với số lượng đến 3000 chai phải chia ra làm nhiều ngăn, giữa các ngăn phải có tường bằng vật liệu không cháy có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 5 giờ. Trong mỗi ngăn chứa nhiều nhất 500 chai, đồng thời phải có lối ra riêng biệt; Tuyệt đối không được để lẫn lộn chai có với chai không.

2.15. Nếu số lượng chai có và chai không không quá 80 chai, cho phép xếp chúng trong cùng một gian, nhưng với điều kiện là giữa số chai có và chai không phải có rào chắn ngăn cách cao nhất 1,5 mét.

2.16. Cho phép bố trí các kho chứa chai khí cháy, khí ôxy và các sản phẩm khí khác thu được trong quá trình tách không khí trong một ngôi nhà riêng biệt nhưng với điều kiện là giữa chúng phải có tường ngăn cách bằng vật liệu không cháy.

Đối với kho có sức chứa không quá 3000 chai chỉ được chứa nhiều nhất 500 chai khí cháy.

2.17. Khoảng cách từ các kho chứa chai có hoặc chai không đến các ngôi nhà sản suất không được nhỏ hơn:

20 mét đối với kho chứa đến 500 chai

25 mét đối với kho chứa đến 1500 chai

30 mét đối với kho chứa đến 1500 chai

Trong mọi trường hợp nhà kho phải cách xa nhà sinh hoạt và nhà tập thể ít nhất 100 mét.

2.18. Chiều cao sàn xếp dỡ ở các kho chứa chai có cũng như chai không phải phù hợp với chiều cao của phương tiện vận chuyển chai. Phía trên sàn phải có mái che.

2.19. Cho phép bố trí thiết bị phân phối axetylen cùng với thiết bị phân phối oxy trong cùng một tòa nhà không cháy riêng biệt nhưng với điều kiện là giữa hai bộ phận ấy phải có tường chống cháy ngăn cách.

2.20. Trong khu vực bố trí các thiết bị phân phối axetylen chỉ cho phép chứa một số lượng chai đã nạp không vượt quá nhu cầu làm việc của thiết bị trong 16 giờ.

2.21. Cửa kính ở các kho bảo quản chai đã nạp và nơi đặt thiết bị phân phối phải là kính mờ hoặc sơn màu trắng để bảo vệ chai không bị tác dụng của bức xạ mặt trời.

2.22. Một trạm axetylen phải có kho chứa đất đèn, ở trong một ngôi nhà riêng biệt cao ráo không bị ngập nước. Cấm bố trí kho chứa đất đèn ở dưới tầng ngầm.

Ở các trạm nạp axetylen vào chai phải có hầm chứa axeton, bố trí ở ngoài ngôi nhà của trạm.

2.23. Trong các kho trung chuyển chỉ được chứa số lượng đất đèn vừa đủ để trạm có thể làm việc trong một ngày đêm, nhưng không được vượt quá 3000 kg.

Ở các trạm mà đất đèn được đựng trong các thùng kín thì sức chứa của kho không hạn chế. Đối với các trạm axetylen sản lượng không quá 10 m3/giờ cho phép bố trí kho trung chuyển và bộ phận mở nắp thùng đất đèn trong cùng một gian.

Sàn nhà kho trung chuyển và bộ phận mở nắp thùng đất đèn phải cao hơn sàn các gian đặt bình sinh khí ít nhất 150 mm.

Tuyệt đối không được lắp đặt các đường ống dẫn nước trong phạm vi kho cũng như ở gian mở thùng đất đèn.

2.24. Khoảng cách giữa kho đất đèn và nhà sản xuất phải đảm bảo:

– Từ 10 mét trở lên đối với kho có sức chứa đến 2 tấn

– Từ 15 mét trở lên đối với kho có sức chứa đến 20 tấn

– Từ 20 mét trở lên đối với kho có sức chứa trên 20 tấn

2.25. Ở những vùng có nguy cơ cháy nổ trong trạm axetylen, trạm phân phối khí, sàn và mặt bằng thao tác phải làm bằng vật liệu không phát sinh tia lửa khi va chạm. Cho phép sử dụng pêtông asfen không chứa các thành phần phát sinh tia lửa, gạch, sợi đá và êbônit, ximăng – cát để làm sàn. Ở các vùng có nguy cơ nổ cháy, trên các sàn thao tác và bậc thang làm bằng sắt thép phải được lót cao su.

2.26. Mặt trong tường ở những nơi có nguy cơ nổ cháy phải sơn màu trắng hay sơn dầu để dễ làm sạch bụi.

2.27. Tại nơi đặt bình sinh khí axetylen loại lớn phải có hố chứa bã đất đèn kiểu kín. Tại nơi đặt các bình loại nhỏ hoặc loại bình di động có thể làm hố chứa bã đất đèn kiểu hở (không có nắp đậy), nhưng phải có rào chắn xung quanh cao ít nhất 1 mét, ở dưới chân hàng rào phải dùng các tấm kín che bao quanh với chiều cao ít nhất 15 cm. Các rãnh xả bã đất đèn phải có nắp đậy đồng thời phải đảm bảo thuận tiện cho công việc làm vệ sinh.

2.28. Các trạm axetylen phải có thiết bị rửa bình sinh khí, thiết bị thổi nitơ. Nitơ phải có độ tinh khiết nhỏ nhất là 97.5 %.

Các trạm sản xuất axetylen hòa tan có sản lượng trên 20 m3/giờ phải được trang bị cơ cấu tự động thông rửa bằng nitơ và làm giảm nhanh chóng áp suất trong thiết bị nạp khi xẩy ra sự cố.

Cho phép sử dụng axit cabonic để rửa, nhưng với điều kiện là axit cacbonic từ chai phải cho qua bể chứa trung gian có thể tích không nhỏ hơn 0,5 m3 và áp lực trong bể không được vượt quá 2 at; khi đó chai, thùng chứa, ống dẫn, vòi phun, xả phải được nối đất và thông điện để ngăn ngừa hiện tượng tĩnh điện.

2.29. Các điểm xả khí axetylen trên các cơ cấu an toàn phải đặt cao hơn sống nóc nhà ít nhất 1 mét của nhà cao nhất nằm trong phạm vi bán kính 30 mét xung quanh trạm axetylen. Trên miệng ống xả phải đặt tấm chắn lửa để ngăn cách ngọn lửa do hỗn hợp axetylen với không khí tạo thành.

2.30. Các thiết bị chính của trạm axetylen (bình sinh khí, máy nén khí, bình dập lửa tạt lại v.v…) phải được chế tạo tại nhà máy thiết bị áp lực có đủ các điều kiện như trong điều 1.7. của quy phạm kỹ thuật an toàn các bình chịu áp lực đã quy định.

Tất cả các thiết bị đó phải có lý lịch của nhà máy chế tạo. Riêng các thiết bị phụ (thiết bị cung cấp đất đền, hệ thống dẫn, bể v.v…) có thể chế tạo theo bản vẽ của cơ quan thiết kế.

2.31. Để bảo vệ các thiết bị của trạm axetylen không bị sóng nổ xâm nhập trong trường hợp lửa tạt lại, cũng như oxy trong không khí thâm nhập vào, phía trước chỗ cấp axetylen đến nơi tiêu thụ phải lắp bình dập lửa kiểu ướt. Nếu vì yêu cầu công nghệ, bình dập lửa bắt buộc phải đặt trước bộ sấy thì bộ sấy đó phải được tính toán với áp suất thử đã nêu trong điều 4.63a của quy phạm này.

Phía trên càng nổ của các bình dập lửa kiểu ướt phải có ống hút tự nhiên. Ống hút phải nhô cao hơn đỉnh mái nhà ít nhất 1 mét.

2.32. Các bình chứa khí cố định có thể tích không quá 5 m3 hoặc các bình chứa khí kiểu phao hình chuông có thể tích không quá 20 m3 cho phép bố trí trong bộ phận điều chế khí.

Các bể chứa khí có thể tích đến 100 m3 có thể bố trí ở một khu vực riêng biệt hoặc trong ngôi nhà của trạm, nhưng phải tuân theo các quy định về khoảng cách chống cháy.

Các bể chứa khí có thể tích trên 100 m3 nhất thiết phải bố trí ngoài ngôi nhà của trạm.

2.33. Các bể chứa bằng kim loại kiểu phao hình chuông phải được trang bị bộ phận báo mức nạp. Bộ phận này phải đặt trong vùng làm việc của thợ vận hành để dễ kiểm tra.

Phải sử dụng tín hiệu mầu sắc hoặc âm thanh để báo mức phao ở vị trí cao nhất (trường hợp quá đầy) và ở vị trí thấp nhất (trường hợp có chân không).

2.34. Các máy nén khí ở các trạm axetylen phải đặt trong phòng riêng, có bố trí máy sấy, máy tách dầu mỡ, hơi nước và các bình cân bằng.

2.35. Những phần chuyển động của các máy cơ khí đặt trong vùng có nguy cơ cháy nổ của trạm axêtylen phải có biện pháp ngăn ngừa khả năng phát sinh tia lửa trong quá trình làm việc.

2.36. Không cho phép sử dụng cơ cấu truyền động bằng đai dẹt ở các vùng có nguy cơ cháy nổ.

Ở các trạm axêtylen đang sử dụng đai truyền dẹt phải thay thế bằng đai truyền hình thang để loại trừ điện tích tĩnh điện.

2.37. Khi cung cấp khí axêtylen có áp suất thấp và trung bình cho máy nén và máy thổi khí thì trên đường hút phải có cơ cấu tự động, ngắt động cơ khí áp suất trong máy hút giảm xuống dưới mức quy định. Ngoài ra trên đường hút phải có cơ cấu giữ ổn định áp suất không cho vượt quá áp suất quy định.

2.38. Các chi tiết trên các thiết bị đường ống, dụng cụ làm việc trong môi trường axêtylen không được chế tạo bằng đồng đỏ, bạc, kể cả hợp kim có chứa trên 70 % đồng hoặc trên 25 % bạc. Đồng thời cấm dùng que hàn để hàn các thiết bị axêtylen.

2.39. Chỉ được phép sử dụng áp kế chuyên dùng cho axêtylen để đo áp suất của axêtylen. Vỏ áp kế phải sơn màu trắng, trên mặt đồng hồ có chữ “axêtylen” và có 1 vạch đỏ, chỉ áp suất giới hạn cho phép.

2.40. Việc cấp nước vào các thiết bị kín (bình sinh khí, bình dập lửa tạt lại) phải thông qua van một chiều lắp trên đường cấp nước.

2.41. Trên đường tăng áp của máy nén khí phải đặt van một chiều. Trên các đường nhánh các chỗ đấu dây hàn, các ống dẫn đến van, chỗ lắp các áp kế cao áp phải có cơ cấu chắn lửa kiểu cao áp.

Toàn bộ hệ thống cao áp (máy nén khí, sấy, máy nạp, khung nạp, đường dẫn và các phụ tùng) phải tính toán để chịu được áp suất 200 at.

2.42. Thiết bị của trạm axêtylen phải được bố trí ở nơi dễ quan sát và dễ tháo lắp. Giữa các máy và thiết bị phải chừa lối đi để có thể xem xét chung quanh.Giữa thiết bị và tường phải có lối đi rộng ít nhất 1 mét.

2.43. Các trạm axêtylen có sản lượng lớn hơn 20 m3/giờ cần cơ giới hóa các khâu sau đây:

  1. a) Xếp dỡ đất đèn trong nhà kho;
  2. b) Chuyển các thùng đất đèn từ kho chính đến kho trung chuyển;
  3. c) Dua đất đèn từ nơi tiến hành mở nắp thùng đến các phễu tiếp liệu của các bình sinh khí;
  4. d) Thải bã đất đèn ra các hố chứa.

2.44. Hệ thống chiếu sáng nhân tạo khu vực có nguy cơ nổ cháy của trạm axêtylen phải đặt ở phía ngoài, các bóng đèn phải đặt trong các hốc tường có kính che kín, hoặc dùng các loại đèn phòng nổ. Ngoài hệ thống chiếu sáng làm việc phải có hệ thống chiếu sáng sự cố.

2.45. Các động cơ điện và thiết bị điện dùng cho máy nén axêtylen và máy thổi khí phải đặt trong vùng không có nguy cơ cháy nổ. Các khe hở của tường ngăn cách gian đặt động cơ với gian đặt máy nén phải lót đệm chèn bằng vật liệu không cháy để không cho khí lọt qua. Các động cơ điện dùng cho máy nén axêtylen và máy thổi khí có thể đặt ngoài nhà rồi cho trục động cơ đi qua tường. Trường hợp này động cơ điện phải có mái che mưa nắng.

2.46. Trong các vùng có nguy cơ cháy nổ của trạm axêtylen chỉ cho phép đặt các động cơ điện, thiết bị điện, thiết bị chiếu sáng, điện thoại có đặc tính an toàn và cháy nổ trong môi trường axêtylen – không khí, đồng thời phải có quy trình vận hành phù hợp.

Các trạm axêtylen có cơ cấu dẫn động bằng điện cần lắp các bộ tín hiệu tự động  báo nồng độ có nguy cơ cháy nổ của axêtylen.

Hệ thống điện của trạm axêtylen và các trạm  phân phối axêtylen phải được lắp ráp phù hợp với các quy định hiện hành.

2.47. Các ngôi nhà của trạm axêtylen phải bố trí trong vùng có cột thu sét, đồng thời phải có hệ thống bảo vệ sét thứ cấp và tránh hiện tượng tĩnh điện. Các cột thu sét cho các ngôi nhà trong các trạm axêtylen phải bố trí cách các miệng hút của quạt, các cơ cấu xả axêtylen, hố chứa bã đất đèn ít nhất 5 mét.

Trị số điện trở của hệ thống nối đất không được lớn hơn 4 ôm. Việc bố trí các cột thu sét và hệ thống bảo vệ chống tĩnh điện phải phù hợp với quy phạm thiết kế chống sét QPXD 46 – 71.

2.48. Trong các buồng sản xuất của trạm axêtylen có sản lượng đến 20 m3/giờ cho phép bố trí thông gió tự nhiên.

2.49. Trong các buồng sản xuất có nguy cơ cháy nổ của trạm axêtylen có sản lượng trên 20 m3/giờ phải bố trí thông gió đẩy nhân tạo và thông gió hút tự nhiên. Việc cấp không khí bằng thông gió đẩy phải đưa vào tận vùng làm việc. Bội số trao đổi không khí không được ít hơn 6 lần.

2.50. Hệ thống thông gió hút tự nhiên phải được thải qua các chóp gió hoặc các ống có chụp chắn gió. Các miệng hút phải bố trí ở nơi cao nhất mà ở đó khả năng tích tụ axêtylen. Các ống thông gió hút nhân tạo phải cao hơn đỉnh mái của trạm axêtylen hoặc đỉnh mái nhà bên cạnh trạm ít nhất 1 mét. Các miệng hút phải được che chắn không cho mưa gió theo miệng hút vào nơi làm việc.

2.51. Không cho phép bố trí thông gió hút nhân tạo ở các trạm axêtylen, trừ các trường hợp nêu trong điều 2.60 của quy phạm này.

2.52. Các thiết bị thông gió thổi cơ khí phải là loại an toàn nổ và chúng được đặt trong gian nhà cách ly, có lối ra dành riêng đối với gian nhà ấy.

2.53. Tại các hố chứa bã đất đèn kiểu kín ở trạm axêtylen phải trang bị hệ thống thông gió hút tự nhiên. Ống hút kiểu có chụp chắn gió phải nhô cao hơn đỉnh mái của nhà cao nhất ít là  1 mét trong phạm vi bán kính 30 mét.

2.54. Tại gian đặt động cơ điện phải bố trí hệ thống thông gió thổi có áp với bội số trao đổi không khí là 3.

Quạt và động cơ của hệ thống thổi phải đặt ở ngoài nhà. 20 phút trước khi đóng mạch cho các động cơ công nghệ làm việc phải cho hệ thống thông gió thổi hoạt động.

2.55. Các khoảng trống giữa hai lớp cửa và các hành lang ngăn cách giữa vùng có nguy cơ cháy nổ và vùng an toàn phải có thông gió đẩy nhân tạo.

2.56. Hệ thống thông gió thổi ở các phòng có nguy cơ cháy nổi phải có quạt thông gió dự phòng có thể tự động hoạt động khi quạt chính bị ngừng. Ngoài khả năng tự động đóng mạch cần phải có cơ cấu đóng bằng tay dự phòng. Trường hợp không có quạt dự phòng thì khi xảy ra sự cố phải ngừng làm việc.

2.57. Các thiết bị thổi đặt trong buồng phải cấu tạo van kín trên ống ra của quạt và nằm trong buồng.

2.58. Việc mở và đóng van kín phải liên động với việc khởi động và ngừng quạt. Khi đóng, mở phải loại trừ khả năng phát sinh tia lửa điện.

2.59. Để theo dõi sự hoạt động của quạt phải sử dụng hệ thống tín hiệu ánh sáng và âm thanh lắp trên bảng điều khiển đặt trong phòng thường xuyên có người phục vụ.

2.60. Khu vực để đất đèn và đặt máy nạp axêtylen ngoài việc thông gió chung còn phải đảm bảo thông gió hút tự nhiên cục bộ.

Tại các khu vực này có thể sử dụng thông gió hút nhân tạo cục bộ kiểu phòng nổ với bơm chân không có vòng nước khép kín. Cho phép sử dụng ezectơ không khí hoặc các quạt chuyên dùng trong môi trường hỗn hợp không khí – axêtylen.

2.61. Tất cả các gian sản xuất và gian phụ của trạm axêtylen phải trang bị các phương tiện phòng chống cháy theo quy định của Bộ Nội vụ.

2.62. Việc lắp ráp thiết bị và đường ống ở trạm axêtylen phải thực hiện phù hợp với thiết kế và hướng dẫn của nơi chế tạo.

Không được tự ý thay đổi thiết kế hoặc làm khác hướng dẫn nếu không được cơ quan thiết kế đồng ý.

2.63. Các thiết bị, đường ống, phụ tùng, dụng cụ kiểm tra đo lường trước khi lắp ráp phải tiến hành bảo dưỡng và kiểm tra toàn bộ. Việc lắp đặt phải phù hợp với tài liệu thiết kế kỹ thuật.

2.64. Các đường ống dẫn axêtylen cố định phải phù hợp với các yêu cầu trong điều 4.15, 4.17, 4.19 của quy phạm này với những điều chỉnh sau đây:

  1. a) Các đường ống dẫn axêtylen áp suất thấp, ở đoạn từ bình sinh khí đến bầu nước dập lửa có thể chế tạo bằng các ống thép hàn;
  2. b) Đường kính ống dẫn axêtylen áp suất trung bình ở đoạn từ bình sinh khí đến bầu nước dập lửa đặt ở chỗ dẫn khí axêtylen vào mạng tiêu thụ không hạn chế;
  3. c) Đường kính ống dẫn axêtylen áp suất cao trong tất cả mọi trường hợp không được lớn hơn 20 mm.

Khi đặt các đường ống và hệ thống đường ống trong trạm đi qua tường ngăn cách vùng có nguy cơ nổ và vùng an toàn phải đảm bảo kín bằng cách hàn bích tròn vào ống và bít lỗ ở tường bằng xi măng dễ nở.

2.65. Đường ống axêtylen trong trạm có thể đặt dọc theo mép tường hoặc trong rãnh riêng biệt. Để loại trừ khả năng axêtylen tích tụ trong các rãnh, phải nối ống thông gió hút nhân tạo vào giữa hệ thống rãnh để thông thoáng, đầu cuối ống phải đưa ra ngoài phạm vi của ngôi nhà.

2.66. Các thiết bị và đường ống dẫn axêtylen phải sơn màu trắng.

2.67. Sau khi lắp đặt thiết bị và đường ống ở trạm axêtylen phải tiến hành khám nghiệm kỹ thuật, thử độ bền và độ kín:

  1. a) Các bình sinh khí và thiết bị làm việc với áp suất thấp (đến 0,7 at) các đường ống dẫn axêtylen, phải tiến hành thử độ kín bằng không khí nén với áp suất bằng áp suất làm việc.
  2. b) Các bình sinh khí và thiết bị làm việc với áp suất trên 0,7 at phải thử độ bền bằng nước với áp suất bằng 1,5 P (P – áp suất làm việc) nhưng không nhỏ hơn 2 at và thử độ kín bằng khí nén với áp suất bằng áp suất làm việc.
  3. c) Các đoạn ống dẫn axêtylen áp suất trung bình (lớn hơn 0,7 at) từ bình sinh khí đến bình dập lửa phải thử bền bằng nước với áp suất 1,5 P nhưng không nhỏ hơn 2 at.
  4. d) Các đường ống dẫn axêtylen áp suất cao nằm giữa máy nén và máy nạp phải thử bền bằng nước với áp suất bằng 300 at và thử kín bằng khí nén với áp suất làm việc lớn nhất.

2.68. Trước khi vận hành thử trạm axêtylen phải dùng nitơ có độ tinh khiết 97,5 % đẩy không khí ra khỏi máy và các ống dẫn.

Sau khi thổi nitơ, hàm lượng oxy cho phép trong máy và đường ống dẫn không được vượt quá 3,5 % toàn bộ thể tích.

2.69. Khi cho bình sinh khí hoạt động, thiết bị và đường ống dẫn phải được thổi bằng axêtylen để đẩy hết nitơ ra ngoài. Phải đảm bảo sao cho hàm lượng khí nitơ đi vào mạng tiêu thụ không quá 3 % và khi nạp vào chai không quá 1 %.

2.70. Chỉ được phép đưa các trạm axêtylen vào vận hành sau khi đã có giấy phép của Ban thanh tra kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động của Bộ Lao động.

  1. BỐ TRÍ, LẮP ĐẶT, THỬ NGHIỆM TRẠM ÔXY

3.1. Việc xây dựng lắp đặt các trạm điều chế oxy, bộ phận nạp oxy, kho chứa chai oxy, các thiết bị phân phối oxy phải thực hiện theo đúng thiết kế và các quy định hiện hành.

3.2. Khoảng cách giữa kho chứa chai oxy đã nạp và các ngôi nhà sản xuất, nhà sinh hoạt, nhà công cộng phải phù hợp với các yêu cầu trong điều 2.17 của quy định này.

3.3. Các ngôi nhà sản xuất của trạm tách không khí, chứa khí và điều chế khí phải cách xa:

  1. a) trục đường tàu hỏa công cộng ít nhất 50 mét;
  2. b) trục đường sắt trong nhà máy ít nhất 10 mét;
  3. c) mép đường ô tô công cộng ít nhất 15 mét;
  4. d) mép đường ô tô trong nhà máy ít nhất 5 mét.

3.4. Cho phép làm các đường ô tô và tầu hỏa chạy vào trong trạm tách không khí với điều kiện là phải sử dụng loại đầu máy dùng động cơ đốt trong và động cơ điện. Đối với đầu máy hơi nước chỉ cho phép đến cách ngôi nhà của trạm từ 20 mét trở lên.

3.5 Tại các trạm oxy phải có phòng thay quần áo, nhà tắm, chậu rửa và hệ thống nước nóng.

3.6. Các thiết bị chính của trạm oxy và trạm điều chế khí oxy (máy nén khí, các thiết bị phân phối, máy điều chế khí v.v…) chỉ được chế tạo tại nhà máy chuyên sản xuất các loại thiết bị đó và phải có đầy đủ hồ sơ kỹ thuật.

Các thiết bị phụ (phương tiện nâng hạ, thiết bị dùng sửa chữa và thử nghiệm chai…) có thể chế tạo theo bản vẽ của cơ quan thiết kế.

3.7. Các thiết bị nạp của trạm oxy phải được trang bị các cơ cấu bảo vệ không cho các chất dễ cháy nổ thâm nhập.

3.8. Máy và thiết bị của trạm oxy phải có đầy đủ các dụng cụ kiểm tra, đo lường và cơ cấu an toàn (đồng hồ áp lực, dụng cụ chỉ mức chất lỏng, nhiệt kế, van an toàn…)

Các dụng cụ kiểm tra, đo lường phải lắp đặt ở chỗ dễ quan sát, có đủ ánh sáng và dễ dàng thao tác.

3.9. Để đo áp suất của không khí giàu oxy (ở các tháp thấp nhất của máy phân ly khí) và áp suất của oxy, chỉ được phép dùng áp kế chuyên dùng cho oxy, vỏ áp kế sơn màu xanh da trời, trên mặt áp kế có đề chữ “Oxy” – “Tránh dầu mỡ”, trên thang chia của áp kế phải có vạch đỏ chỉ áp suất làm việc cho phép.

3.10. Để phòng chống nổ, các thùng chứa oxy phải tẩm cao su, trên đường ống giữa thiết bị tách và thùng chứa phải lắp van thủy lực.

3.11. Các van thủy lực của các thùng chứa khí phải đặt trong buồng, đồng thời phải có biện pháp sưởi ấm van.

3.12. Các kho chứa chai đã nạp và chai không nếu không được bảo vệ trong các công ten nơ thì phải có giá chuyên dùng có móc xích để tránh rơi đổ. Mỗi giá không được chứa quá 20 chai.

Trường hợp sử dụng công ten nơ thì phải cơ giới hóa việc xếp dỡ và vận chuyển.

3.13. Nếu ở bộ phận nạp oxy chưa được sấy khô thì trước mạng phân phối hoặc máy nạp phải lắp bộ tách ẩm.

3.14. Giữa bộ phận máy nén và bộ phận nạp phải có tín hiệu ánh sáng 2 chiều và tín hiệu âm thanh để báo mức nạp.

3.15. Tất cả các gian sản xuất chính và phụ của trạm này phải được trang bị các phương tiện phòng chống cháy theo quy định của Bộ Nội vụ.

3.16. Việc lắp ráp thiết bị và đường ống dẫn của trạm oxy phải thực hiện phù hợp với thiết kế và hướng dẫn lắp ráp của nhà máy chế tạo.

Khi lắp ráp thiết bị, phụ tùng, đường ống có tiếp xúc với oxy tuyệt đối không được để dính dầu mỡ. Trường hợp bị dính dầu mỡ phải làm sạch theo các điều 4.16 và 4.17 của quy phạm này.

3.17. Khi tay, quần áo hoặc dụng cụ có dính dầu mỡ, tuyệt đối không được tiến hành lắp ráp thiết bị, đường ống, phụ tùng tiếp xúc với oxy.

3.18. Các đường ống dẫn oxy áp suất thấp đặt ở giữa máy tách khí và thùng chứa khí có thể chế tạo bằng ống thép hàn hoặc ống dẫn khí chuyên dùng.

3.19. Các đường ống dẫn oxy áp suất trung bình và áp suất cao phải thỏa mãn điều 4.5 và 4.6 của quy phạm này.

3.20. Các đường ống dẫn oxy cố định trong trạm có thể đặt dọc theo tường nhà, hoặc có thể đặt trong các rãnh kín chung với rãnh đường ống và mạng thông tin liên lạc (trừ rãnh đường dây dẫn điện, rãnh đặt đường ống dẫn nhiên liệu lỏng, dẫn dầu mỡ và khí đốt).

3.21. Các phụ tùng và chi tiết trên các đường ống dẫn xút không được làm bằng kim loại màu.

3.22. Thiết bị và đường ống dẫn oxy sau khi lắp ráp xong phải được thử nghiệm độ bền và độ kín như sau:

  1. a) Các thiết bị tách (tháp) thử độ kín bằng khí nén với áp suất quy định của nhà máy chế tạo;
  2. b) Các thiết bị và máy làm việc với áp suất lớn hơn 0,7 at: thử bền bằng nước với áp suất bằng 1,5 P (P là áp suất làm việc), nhưng không nhỏ hơn 2 at, và thử độ kín bằng khí nén với áp suất bằng áp suất làm việc;
  3. c) Các đường ống dẫn có áp suất làm việc dưới 0,7 at thử kín bằng khí nén với áp suất bằng 1,25P (P là áp suất làm việc) nhưng không nhỏ hơn 1 at;
  4. d) Các đường ống dẫn có áp suất làm việc lớn hơn 0,7 at: thử độ bền bằng nước với áp suất bằng 1,25P (P là áp suất làm việc) nhưng không nhỏ hơn 1 at và thử độ kín bằng khí nén với áp suất bằng áp suất làm việc.

3.23. Sau khi thử bằng khí nén phải dùng nitơ và không khí sạch (không lẫn dầu mỡ) đã tiến hành phải thiết bị và đường ống dẫn oxy. Nitơ và không khí dùng để thổi phải được lọc sạch các vật rắn và hút ẩm.

3.24. Trong quá trình lắp ráp nếu thiết bị, đường ống và các phụ tùng bị dính dầu mỡ thì phải tiến hành làm sạch theo hướng dẫn của nhà máy chế tạo.

3.25. Sau khi thử nghiệm xong, tất cả các đường ống dẫn oxy trong trạm phải sơn màu xanh da trời.

3.26. Việc vận hành thử trạm oxy phải tiến hành phù hợp với hướng dẫn của nhà máy chế tạo thiết bị đó.

3.27. Trong quá trình vận hành thử trạm oxy, phải thực hiện đầy đủ tất cả các điều quy định trong phần III của quy phạm này.

  1. BỐ TRÍ, LẮP ĐẶT, THỬ NGHIỆM CÁC ĐƯỜNG ỐNG DẪN KHÍ

4.1. Các yêu cầu trong chương này áp dụng cho tất cả các đường ống dẫn oxy và axetylen đặt cố định, đặt giữa các phân xưởng cũng như trong phân xưởng.

4.2. Cho phép bố trí các đường dẫn khí đốt trong các phân xưởng, giữa phân xưởng này với phân xưởng khác, theo đúng bản vẽ của cơ quan thiết kế. Không được phép làm khác thiết kế và hướng dẫn đó nếu không được cơ quan thiết kế đồng ý.

4.3. Căn cứ vào áp suất làm việc, ống dẫn axetylen được chia làm 3 nhóm:

  1. a) Hạ áp đến 0,1 at
  2. b) Trung áp lớn hơn 0,1 đến 1,5 at
  3. c) Cao áp lớn hơn 1,5 at

4.4. Căn cứ vào áp suất làm việc, ống dẫn oxy được chia làm 3 nhóm:

  1. a) Hạ áp đến 16 at
  2. b) Trung áp lớn hơn 16 at đến 64 at
  3. c) Cao áp từ 64 at trở lên.

4.5. Các đường ống dẫn axetylen, oxy áp suất thấp và trung bình phải chế tạo bằng các ống thép liền. Các đường ống dẫn oxy áp suất cao đặt trên mặt đất chỉ được chế tạo bằng các ống đồng đỏ hoặc đồng thau. Các đường ống dẫn oxy áp suất cao đặt trong lòng đất có thể chế tạo bằng các ống thép liền.

4.6. Vật liệu dùng chế tạo ống phải phù hợp với các quy định trong quy phạm “kỹ thuật an toàn các bình chịu áp lực”. Đồng thời phải có đầy đủ số liệu kỹ thuật, nếu không có phải tiến hành lấy mẫu thử nghiệm.

4.7. Đường kính ống dẫn axetylen áp suất trung bình phải được chọn với kích thước bé nhất, phù hợp với tổn hao áp suất cho phép.

Trong tất cả mọi trường hợp, đường kính trong không được lớn hơn 50 mm.

Trong trường hợp cần tiêu thụ một lượng axetylen lớn, nếu dùng loại ống dẫn đường kính 50 mm không đáp ứng được thì phải làm hệ thống đường ống song song.

Đối với các đường ống dẫn axetylen áp suất thấp, đường kính ống không hạn chế.

4.8. Chiều dày thành ống dẫn khí trong phân xưởng và giữa các phân xưởng được xác định theo tính toán. Riêng đối với ống dẫn axetylen bất cứ trường hợp nào chiều dày thành ống không được nhỏ hơn các giá trị ghi trong bảng 2.

Bảng 2

Đường kính ngoài của ống (mm) Chiều dày thành ống (mm)
Đặt trên mặt đất Đặt ngầm dưới lòng đất
Đến 45

Lớn hơn 45 đến76

Lớn hơn 76 đến 89

Lớn hơn 89 đến 133

Lớn hơn 133 đến 159

2,5

3,0

3,5

4,0

4,5

3,5

4,0

4,5

5,0

5,5

4.9. Các mối nối trên đường ống dẫn khí phải được nối bằng phương pháp hàn. Chỉ cho phép nối bằng mặt bích hoặc bằng ren ở các mối liên kết với thiết bị, phụ tùng, dụng cụ đo lường, hoặc ở những chỗ mà mối nối đó không thể thực hiện được bằng phương pháp hàn.

4.10. Không được dùng sợi len, sợi gai, minium kim loại và các vật liệu khác có dính dầu mỡ để quấn vào các mối nối bằng ren trên ống dẫn oxy.

Cho phép nối trực tiếp bằng khớp nối có láng phủ hoặc quét một lớp mônôxit chì trộn với nước cất.

4.11. Kết cấu đệm của mặt bích và vật liệu làm đệm cho các đường ống phải được chọn phù hợp với áp suất theo quy định ở bảng 3.

Bảng 3

Áp suất danh nghĩa (at) Mặt bích Đệm
Loại Vật liệu
Đến 2,5

 

2,5 – 10

 

10 – 64

 

64 – 200

Mặt bích hàn, bề mặt đệm của bích có dạng phẳng

Mặt bích hàn, bề mặt đệm của bích có dạng lồi lõm

Mặt bích hàn, lồi 2 mặt, bề mặt đệm của bích có dạng lồi lõm

 

Bằng thép bắt vào ống bằng ren

Phẳng

 

Phẳng

 

Phẳng

 

Có thiết diện thẳng là hình nửa ô van

 

 

Các tông êlazonit

 

Các tông êlazonit

 

Đồng hoặc đồng thau

4.12. Việc hàn và kiểm tra mối hàn trên các đường ống dẫn khí phải được tiến hành phù hợp với quy phạm kỹ thuật an toàn các bình chịu áp lực.

4.13. Các loại van và phụ tùng trên đường ống dẫn oxy phải làm bằng đồng thau hoặc hợp kim đồng chuyên dùng cho oxy.

4.14. Các tấm đệm của phụ tùng trên đường ống dẫn oxy phải phù hợp với yêu cầu trong điều 4.11 của quy phạm này. Các tết chèn phải làm bằng sợi amiăng tẩm phấn chì.

4.15. Trước khi lắp các phụ tùng trên đường ống dẫn oxy phải tiến hành tháo toàn bộ để làm sạch dầu mỡ và sấy khô.

4.16. Trước khi lắp ráp đường ống dẫn oxy phải kiểm tra kỹ bên ngoài và bên trong ống dẫn. Nếu có dấu vết dầu mỡ thì phải dùng dung dịch khử và sấy khô. Cho phép khử dầu mỡ bằng cách đốt nóng rồi giữ chúng trong các lò có nhiệt độ 400 0C trong thời gian 2 giờ.

4.17. Việc sử dụng các dung dịch làm sạch dầu mỡ phải thực hiện phù hợp với hướng dẫn. Có thể sử dụng các dung dịch sau đây để làm sạch dầu mỡ ở các phụ tùng và đường ống dẫn oxy:

– Clorua cacbon 4 tinh khiết

– Clorua cacbon 4 kỹ thuật đã được chưng cất một lần và: tạp chất còn lại không quá 0,001%.

– Clorua êtylen 3

– Dung dịch pha chế theo công thức của cơ quan chuyên môn.

Trường hợp không có các dung dịch trên có thể dùng diclo-etan kỹ thuật loại 1.

Các dung dịch được sử dụng phải có số liệu đầy đủ và nhất thiết phải qua kiểm tra phân tích mẫu.

Sau khi đã làm sạch dầu mỡ đường ống và phụ tùng đường ống dẫn oxy phải được sấy khô. Việc làm sạch dầu mỡ và sấy khô phải tiến hành ở ngoài trời, đối với các phụ tùng có thể tiến hành trong các tủ sấy.

Trường hợp đường ống dẫn oxy sau khi lắp ráp có dính dầu mỡ phải tiến hành ngắt đường ống ra thành từng phần riêng biệt để bôm clorua cabon 4 vào trong các đoạn ống đó (tuyệt đối cấm dùng diclo etan để làm sạch dầu mỡ bằng phương pháp bơm này). Sau đó dùng không khí sạch đã được sấy nóng hoặc nitơ để thổi ống.

Trong quá trình dùng dung dịch thử dầu mỡ phải thực hiện đúng các quy định về vệ sinh.

4.18. Khi tay, quần áo, dụng cụ có dính dầu mỡ không được phép lắp ráp đường ống dẫn oxy.

4.19. Khi lắp ráp các đường ống dẫn axetylen không được sử dụng ống, phụ tùng, chi tiết bằng đồng hoặc hợp kim có chứa trên 70 % đồng.

4.20. Các áp kế lắp trên các đường ống dẫn khí phải phù hợp với quy định trong điều 2.39 và 3.9 của quy phạm này.

4.21. Các đường ống dẫn khí phải được bảo vệ tránh tác động của dòng tĩnh điện và sét.

4.22. Các đường ống dẫn khí giữa các phân xưởng phải đặt lộ thiên, trên các cầu cạn, trụ, cột hoặc dùng móc treo bắt trên tường.

4.23. Đối với các vùng khí hậu lạnh, để ngăn ngừa hiện tượng khí bị đông đặc làm tắc đường ống vận chuyển, ở đầu nguồn cung cấp phải đặt thiết bị sấy. Nếu không có điều kiện sấy phải áp dụng các biện pháp sau:

  1. a) Các đường ống dẫn khí đốt phải đặt sâu trong lòng đất;
  2. b) Nếu đặt lộ thiên, ống dẫn khí phải đặt song song với đường ống dẫn hơi nước nóng áp suất thấp (nhiệt độ đến 150 0C) trong cùng một lớp bọc cách nhiệt bằng vật liệu không cháy;
  3. c) Nếu các ống nhánh dẫn khí kể từ nguồn cung cấp không dài quá 50 mét thì các ống đó phải bọc cách nhiệt. Các ống dẫn khí lộ thiên và đặt ngầm có chiều dài lớn không cần bọc cách nhiệt, trường hợp này đối với các loại ống dài 100 – 150 mét (kể từ nguồn cung cấp) phải đặt nghiêng trong lòng đất và ở phần cuối phải có thiết bị hút ẩm.

4.24. Đối với các ống dẫn khí đã được sấy khô đặt ngầm trong lòng đất phải đảm bảo độ sâu từ 0,8 mét trở lên.

4.35. Cho phép đặt các ống dẫn oxy và axetylen cùng với đường ống dẫn khí khác (trừ ống dẫn khí clo) trong cùng một rãnh, với điều kiện các đường ống dẫn đó phải đặt trên cùng một mặt phẳng nằm ngang. Ống nọ cách ống kia ít nhất 250 mm được phủ đất và đầm chặt.

4.26. Cấm đặt các đường ống dẫn khí đốt trong các trường hợp sau:

  1. a) Ở cát rãnh không phủ cát, các đường ngầm có người qua lại, các tầng ngầm có khả năng tích tụ hỗn hợp khí – không khí.
  2. b) Qua các xưởng và công trình không sử dụng khí; dọc ngoài tường của các gian không sử dụng khí.
  3. c) Cùng với các đường dây điện kể cả đường dây điện thoại.
  4. d) Ở khu vực kho tàng và ở dưới các tòa nhà.

4.27. Cho phép đặt ống dẫn khí dọc theo mái nhà hoặc tường nhà nếu mái và tường đó là vật liệu không cháy, khi đó các đường ống dẫn khí không được luồn qua cửa chính và cửa sổ, ống dẫn phải đặt cách thiết bị hút không khí, khoang thông gió, ống khói ít nhất 5 mét.

4.28. Nếu đường ống dẫn khí phải đặt xuyên qua đường sắt, đường giao thông thì ống phải được luồn trong ống kim loại bảo vệ, hai đầu của ống bảo vệ phải nhô ra mỗi phía ít nhất 3 mét kể từ mép đường ô tô hoặc đỉnh đường ray. Góc tạo bởi đường ống dẫn và trục đường không nhỏ hơn 450. Đường kính ống bảo vệ phải chọn sao cho khi đặt đồng tâm thì khe hở giữa chúng không nhỏ hơn 20 mm. Trong tất cả mọi trường hợp đường kính ống bảo vệ không được nhỏ hơn 100 mm. Ống xuyên qua đường sắt đường giao thông nói trên nên dùng loại ống liền, không chắp nối.

4.29. Trường hợp đường ống dẫn khí chạy ngầm ngang qua các đường ống ngầm khác thì khoảng cách chiều cao giữa đường ống dẫn khí và đường ống cắt qua đó không được nhỏ hơn 100 mm, riêng đối với đường cáp điện thì khoảng cách đó phải từ 0,6 mét trở lên.

Nếu đường ống dẫn khí chạy ngang qua các cống rãnh, đường hãm (chạy qua bên ngoài cũng như bên trong) thì đường ống dẫn khí phải được luồn trong ống lồng bảo vệ, hai đầu của ống bảo vệ phải nhô ra ngoài mỗi bên ít nhất 2 mét.

4.30. Khoảng cách chiều ngang giữa ống dẫn khí đặt ngầm đến các công trình phải chọn phù hợp với quy định trong bảng 4.

Bảng 4

Khoảng cách đến đường ống dẫn khí đặt ngầm kể từ: Khoảng cách nhỏ nhất cho phép đối với đường ống dẫn (mét)
Oxy có áp suất đến 16 at.

Axetylen có áp suất đến 0,7 at

Oxy có áp suất lớn hơn 16 at.

Axetylen có áp suất lớn hơn 0,7 at

– Tường nhà có tầng ngầm cống rãnh

– Tường nhà không có tầng ngầm

– Chỗ chất củi gỗ

– Đường cáp điện

– Trục đường sắt trong nhà máy

– Ống dẫn nước, rãnh thoát nước và hồ chứa nước

– Đường cân trục trên mặt đất

3

1,5

2

1

3,5

1

1,5

5

2,5

2

1

3,5

1

1,5

4.31. Các đường ống dẫn khí đặt lộ thiên có thể đặt song song với các đường ống dẫn khác nhưng khoảng cách giữa các ống không được nhỏ hơn 250 mm. Nếu đường ống dẫn oxy đặt lộ thiên phải có giá treo, bệ tỳ giữ chặt ống.

4.32. Trường hợp các ống dẫn khí đặt lộ thiên ngang qua đường ô tô, tàu hỏa thì phải đảm bảo độ cao sau:

  1. a) đối với đường tàu hỏa: 6 mét tính từ đỉnh đường ray đến mép dưới của ống hoặc kết cấu thấp nhất của cầu đỡ.
  2. b) đối với đường ô tô: 4,5 mét tính từ mặt đường đến mép dưới của ống hoặc kết cấu thấp nhất của cầu đỡ.
  3. c) đối với đường bộ: 2,2 mét.

4.33. Các đường ống dẫn các loại khí chưa được sấy phải đặt nghiêng về phía thiết bị hút ẩm với độ nghiêng từ 0,002 trở lên. Thiết bị hút ẩm phải đặt dưới đất ở điểm thấp nhất của đường ống và có ống xả chất ngưng tụ.

4.34. Các đầu ống dẫn khí đặt lộ thiên phủ lấp ống cụt có nắp để xả không khí ra ngoài khi tiến hành thử thủy lực và xả các loại khí khác khi tiến hành thông ống.

4.35. Khi đường ống dẫn khí đặt ngầm dưới đất các van chặn trên đường ống phải có vỏ bao bảo vệ và van đó cũng phải đặt ngầm dưới đất, riêng van điều chỉnh phải đặt lộ thiên. Các van lắp trên đường ống nén khí đặt ngầm không được bố trí trong các khoang, giếng ngầm.

4.36. Các đường ống dẫn khí bằng thép đặt ngầm dưới đất phải được cạo sạch gỉ và quét sơn chống gỉ. Nếu đặt lộ thiên cũng phải quét sơn lót và sơn dầu; đối với ống dẫn oxy sơn màu xanh da trời, ống dẫn axetylen sơn màu trắng, ống dẫn hydro sơn màu xanh sẫm. Các đường ống dẫn khí cháy khác sơn màu đỏ. Trường hợp nếu đường ống có bọc cách nhiệt thì phải sơn ở lớp ngoài của vỏ bọc.

4.37. Các đường ống dẫn khí đặt lộ thiên cũng như đặt ngầm dưới đất phải có biện pháp bù trừ giãn nở đường ống do tác dụng nhiệt.

4.38. Các đường ống của phân xưởng sử dụng khí cho phép đặt lộ thiên dọc theo tường hoặc các cột của tòa nhà. Trường hợp không có điều kiện đặt dọc theo tường hoặc cột thì có thể đặt chúng trong các rãnh có nắp bằng vật liệu không cháy. Các ống dẫn axetylen và ống dẫn oxy có thể đặt chung trong một rãnh nhưng giữa hai ống đó phải có thanh ngăn cách và phủ cát.

4.39. Cấm đặt các đường ống dẫn khí ngang qua miệng các đường dẫn khói, đường ống thông gió. Các đường ống dẫn khí phải đặt xa các bề mặt nóng có nhiệt độ lớn hơn 150 0C ít nhất 1 m.

4.40. Khi các ống dẫn khí xuyên qua tường bêtông hoặc tường xây thì ống phải được luồn trong ống lồng bảo vệ có đường kính không nhỏ hơn 100 mm, giữa ống lồng và ống dẫn khí khi đặt đồng tâm phải đảm bảo khe hở ít nhất 20 mm. Khe hở phải được chèn bằng amiăng hoặc bằng vật liệu dạng sợi không cháy.

4.41. Các đường ống dẫn khí vào xưởng phải đặt dọc theo phía ngoài tường. Chỉ được luồn qua tường vào trong xưởng ở vị trí gần nơi tiêu thụ nhất.

4.42. Đầu vào của đường ống dẫn khí ở phía trong xưởng phải lắp van chặn và áp kế, van và áp kế phải lắp ở vị trí dễ sử dụng. Trường hợp van chặn đặt ở phía ngoài thì phải có hộp che kín.

4.43. Sàn thao tác đường dẫn khí phải đặt cách nền nhà ít nhất 2 mét. Riêng các van chặn có thể đặt ở độ cao tùy ý để thuận tiện cho người phục vụ.

4.44. Đối với các phụ tùng đường ống dẫn khí đặt ở độ cao trên 2 mét mà trong quá trình làm việc cần điều chỉnh chúng thì phải có cầu thang, cần thao tác có lan can bằng vật liệu không cháy.

4.45. Khi đặt các đường ống dẫn khí trong xưởng phải thực hiện các yêu cầu nêu trong 4.31, 4.32, 4.33, 4.34, 4.35 của quy phạm này.

4.46. Các đường ống dẫn khí phải đặt xa đường dây dẫn điện và các nguồn lửa với khoảng cách sau:

4.47. Tại các điểm sử dụng khí phải đặt thiết bị trích khí. Thiết bị trích khí axetylen và hydro phải có bình dập lửa kiểu nước và có van chặn phù hợp. Thiết bị trích oxy phải có van chặn và ống cụt để lắp bộ giảm áp.

Bảng 5

Từ đường ống dẫn khí đến: Khoảng cách nhỏ nhất

(m)

– Các dây dẫn điện có bọc cách điện và cáp điện

– Các dây dẫn điện trần và các nguồn có khả năng phát tia lửa  (thanh cái dẫn điện, thiết bị khởi động)

– Các nguồn lửa trần (hồ quang hàn, hàn hơi…)

0,5

1,0
1,5

4.48. Thiết bị trích khí phải đặt trong tủ kim loại có khóa và phải được thông gió. Tủ oxy phải sơn màu xanh da trời và đề chữ “Oxy – cấm dầu mỡ” màu đen. Tủ axetylen sơn màu trắng đề chữ “Axetylen – Cấm lửa” màu đỏ, đối với các loại khí cháy khác (trừ hydro) tủ phải sơn màu đỏ đề chữ “Khí cháy – Cấm lửa” màu trắng.

4.49. Các bầu đập lửa tạt lại phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và phải có lý lịch của nhà máy chế tạo.

4.50. Phải sử dụng loại bầu dập lửa tạt lại phù hợp với áp suất của đường ống dẫn khí. Khả năng chuyển tải của bầu phải đáp ứng với lưu lượng khí tiêu thụ lớn nhất nhưng không được ít hơn 3,2 m3/giờ.

4.51. Khoảng cách giữa tủ chứa thiết bị trích khí axetylen và tủ chứa thiết bị trích khí oxy phải đảm bảo từ 150 mm trở lên. Đồng thời phải đặt cao hơn sàn nhà ít nhất 600 mm.

4.52. Thiết bị trích khí phải đặt trên tường, cột, hoặc kết cấu chuyên dùng tại chỗ sử dụng, đồng thời phải đảm bảo khoảng cách quy định trong bảng 5 của quy phạm này.

4.53. Khi số lượng thợ hàn, thợ cắt hơi quá 10 người một lúc thì phải đặt đường ống góp để cấp oxy và axetylen. Nếu số lượng thợ hàn từ 10 người trở xuống có thể dùng axetylen từ bình sinh khí và oxy trong chai.

4.54. Khi đường ống dẫn khí đi chéo qua các đường ray vận chuyển trong xưởng thì cho phép đặt đường ống ở dưới đường ray giữa các tà vẹt, nhưng ống phải được luồn trong ống bảo vệ bằng kim loại.

4.55. Số lượng và cách bố trí các thiết bị trích khí được xác định theo yêu cầu công nghệ. Chiều dài của các ống cao su dẫn khí không vượt quá 10 mét.

4.56. Mỗi thiết bị cấp khí có nhiều nhánh đến các nơi tiêu thụ phải có van ngắt hoặc van chặn ở chỗ phân nhánh của đường dẫn chính.

4.57. Việc cấp khí trên tàu thuyền phải sử dụng loại ống dẫn mềm bắt từ điểm cấp đặt trên bến. Ống dẫn mềm phải là ống vải bọc cao su chịu được áp suất trên 10 at.

4.58. Các điểmc ấp khí trên bến tàu có thể bố trí trong các hốc, hầm hoặc trong các công trình xây dựng trên bến tàu.

4.59. Không cho phép đặt trạm oxy, axetylen chuyển tiếp trong cùng một hầm,  đồng thời không được đặt các trạm đó cùng với các nguồn năng lượng khác (hơi nước, không khí, dầu mỏ, điện).

4.60. Các trạm chuyển tiếp trên bến có thể bố trí trong các hầm có mặt trống hướng về phía bên, cũng có thể đặt trong các hầm có nắp phủ cát đầy kín. Các trạm bố trí kiểu này phải có van chặn, tay điều khiển, van phải nhô lên trên bề mặt của bến, đồng thời phải có cơ cấu bảo vệ để tránh hư hỏng do va chạm.

4.61. Chỉ cho phép phân nhánh các đường dẫn khí trên tầu và đặt các bộ phận trích khí ở boong trên cùng. Cấm lắp các đường ống nén khí cũng như các bộ phận trích khí ở boong phía dưới và trong các khoang tàu.

4.62. Những quy định khác về việc bố trí, vận hành các đường ống dẫn khí trên đà tàu, ụ tàu, bên tàu phải phù hợp với quy định này.

4.63. Sau khi lắp ráp, trước khi bọc cách nhiệt và phủ đất trên đường ống dẫn oxy và axetylen phải được thử độ bền bằng nước:

  1. a) đối với đường ống dẫn axetylen áp suất thấp và trung bình thử với áp suất P thử = 13 (P1v + 1) – 1

Trong đó: P1v – áp suất làm việc (at).

  1. b) đối với đường ống dẫn oxy thử với áp suất thử P thử = 1,25 P1v nhưng không được bé hơn 2 at.

Thời gian thử phải duy trì trong 5 phút, sau đó giảm áp suất xuống đến áp suất làm việc, quan sát bên ngoài ống và dùng búa có trọng lượng không quá 1,5 kg gõ vào các mối hàn để kiểm tra.

Đường ống đạt yêu cầu là đường ống mà sau khi đã thử bền bằng nước không thấy xuất hiện vết nứt, biến dạng, rò rỉ.

4.64. Khi môi trường xung quanh có nhiệt độ âm, đối với các ống có đường kính không quá 200 mm và chiều dài không quá 200 m nếu áp suất thử không quá 20 at thì nên thử bằng khí nén có áp suất thử bằng áp suất khi thử bằng nước. Nếu không có điều kiện thử khí nén thì phải có biện pháp chống hiện tượng nước đông đặc trong đường ống. Cần chú ý khi thử bằng khí nén không được dùng búa gõ vào các mối hàn.

4.65. Sau khi đã thử độ bền bằng nước phải tiến hành thử độ kín bằng khí nén hoặc nitơ. Đối với ống dẫn oxy, không khí nén dùng để thử không được có dấu vết dầu mỡ.

Áp suất thử kín bằng khí nén đối với ống dẫn oxy bằng áp suất làm việc, đối với ống dẫn axetylen, áp suất thử kín bằng 3 at.

Khi thử độ kín phải quét nước xà phòng lên tất cả các mối hàn, các mối nối bằng mặt bích, mối nối bằng ren, các tết chèn và các mối nối khác.

4.66. Sau khi bọc cách nhiệt và kết thúc bằng khâu lắp ráp, phủ đất, phải dùng không khí nén để thổi đường ống trong thời gian 10 phút (đối với ống dẫn oxy, không khí phải sạch dầu mỡ) có thể dùng nitơ để thổi với vận tốc 15 – 20 m/s. Sau đó tiến hành thử độ kín của ống dẫn axetylen bằng khí nén hoặc nitơ với áp suất bằng 1,5 áp suất làm việc (nhưng không nhỏ hơn 1 at) và thử độ kín của ống dẫn oxy với áp suất bằng áp suất làm việc.

Đối với ống dẫn axetylen thời gian thử phải duy trì ít nhất 34 giờ, ống dẫn oxy 12 giờ. Sau khi bơm khí 1 giờ phải xác định độ rò rỉ. Đối với ống dẫn oxy áp suất đến 1 at thì độ rò rỉ cho phép là 1 %; và lớn hơn 1 at là 5 %. Riêng đối với axetylen độ rò rỉ cho phép là 0,5 % thể tích khí trong đường ống dẫn khí bắt đầu thử. Độ rò rỉ sau 1 giờ được xác định theo công thức:

V =

Trong đó:

A – thời gian thử (giờ)

1, P­2 – áp suất tuyệt đối trong đường ống lúc bắt đầu và lúc cuối quá trình thử;

1, t2 – nhiệt độ khí trong đường ống lúc đầu và cuối quá trình thử.

4.67. Sau khi đã tiến hành thử bền bằng nước và khí nén phải dùng nitơ có độ tinh khiết ít nhất 97,5 % để thổi ống. Lượng khí nitơ dùng để thổi không được nhỏ hơn 3 – 4 lần thể tích của đường ống. Đối với ống dẫn axetylen nếu hàm lượng oxy trong nitơ thoát ra không quá 3,5 % thì ống đó được coi là đã thổi sạch không khí.

4.68. Trước khi đưa đường ống dẫn axetylen vào vận hành phải dùng axetylen để thổi ống. Phải tiến hành thổi cho đến khi hàm lượng oxy đi ra khỏi ống không quá 3 % thì mới kết thúc, Axetylen dùng để thổi phải được xả ra ở vị trí không gây ô nhiễm.

4.69. Sau khi  lắp ráp xong không nhất thiết phải qua khâu khử dầu mỡ nếu ở đường ống không có dấu vết dầu mỡ. Trường hợp có dấu vết dầu mỡ thì tiến hành thử theo yêu cầu nên trong điều 4.17 của quy phạm này.

4.70. Trước khi đưa đường ống dẫn oxy vào vận hành phải dùng oxy để thổi ống. Thể tích oxy dùng để thổi phải lớn hơn thể tích của ống dẫn ít nhất 3 lần. Oxy dùng để thổi phải được xả ra ở chỗ không nguy hiểm.

4.71. Trong quá trình thử nghiệm đường ống phải lập biên bản nghiệm thu. Sau khi đã được hội đồng nghiệm thu xác nhận bảo đảm mới được phép đưa đường ống vào vận hành.

  1. VẬN HÀNH TRẠM AXÊTYLEN VÀ CÁC THIẾT BỊ ĐIỀU CHẾ AXÊTYLEN

5.1. Mỗi trạm axetylen phải có lý lịch theo mẫu trong phụ lục số 1.

5.2. Các bình sinh khí axetylen, các thiết bị tạo khí, thiết bị chứa khí có áp suất lớn hơn 0,7 at phải được đăng ký tại cơ quan thanh tra kỹ thuật an toàn nồi hơi.

Các bầu nước dập lửa tạt lại trung tâm và các bầu dập lửa trên các bình sinh khí di động cũng như bầu dập lửa ở những điểm trích khí phải thử bền bằng nước ít nhất 3 năm 1 lần.

  1. a) Đối với bầu dập lửa làm việc với áp suất dưới 0,7 at phải thử với áp suất 22 at; từ 0,7 at đến 1,5 at phải thử với áp suất 32 at.
  2. b) Đối với bầu dập lửa của bình sinh khí di động làm việc với áp suất trung bình và bầu dập lửa ở điểm trích khí phải thử với áp suất 60 at.

5.3. Các cơ sở sử dụng trạm axetylen và bình sinh khí axetylen cố định, ít nhất mỗi năm một lần phải mời cơ quan thanh tra kỹ thuật an toàn nồi hơi đến kiểm tra. Kết quả kiểm tra phải ghi vào lý lịch.

5.4. Trong phạm vi bán kính 10 m quanh trạm axetylen hoặc của hố chứa bã đất đèn phải treo bảng “Cấm lửa”.

5.5. Trong các gian của trạm axetylen phải được trang bị đầy đủ các phương tiện phòng chống cháy.Số lượng bình cứu hỏa cần thiết đặt trong các gian nhà của trạm theo quy định trong bảng 6.

Bảng 6

Các gian của trạm Sản lượng của trạm (m3/giờ)
Đến 3 3 – 25 25 – 50 50 – 100
Số lượng bình cứu hỏa
Gian đặt bình sinh khí

Gian mở nắp thùng đất đèn

Gian để các thiết bị chứa khí

Gian để thiết bị nén

Gian nạp

Gian kiểm tra chai

Kho trung chuyển đất đèn

1

 

 

 

 

 

1

2

1

1

2

2

1

1

3

2

2

3

3

2

2

4

3

3

4

4

3

3

5.6. Trong các gian sản xuất của trạm axetylen chỉ được dùng cát làm phương tiện dập lửa. Số lượng cát và trang thiết bị phòng chống cháy đi kèm theo quy định của Bộ Nội vụ.

5.7. Không được phép đặt các bình chữa cháy dùng axit cacbonic ở các gian sản xuất axetylen có nhiệt độ lớn hơn 40 0C.

5.8. Không được tiến hành các công việc không liên quan đến việc sản xuất axetylen trong các gian làm việc của trạm axetylen cũng như ở chỗ đặt bình sinh khí axetylen di động.

5.9. Tại mỗi bộ phận của trạm axetylen phải có sổ nhật ký theo mẫu ở phụ lục 2.

5.10. Chỉ cho phép nạp đất đèn vào bình sinh khí axetylen với cỡ hạt đã quy định trong lý lịch của bình. Bụi đất đèn và những cục nhỏ hơn 2 mm phải loại ra và cho vào thùng kín. Bụi đất đèn này được sử dụng cho bình sinh khí chuyên dụng hoặc cho phân hủy trong nước. Thùng để phân hủy bụi đất đèn phải có thể tích ít nhất là 800 lít, phải đảm bảo khả năng phân hủy hết nhiều nhất 100 kg mà chưa cần thay nước.

Việc phân hủy bụi đất đèn phải chia thành từng mẻ (200 – 250 g). Sau khi đổ vào thùng phải khuấy mạnh. Khi mẻ trước đã phân hủy hoàn toàn mới được đổ mẻ tiếp theo.

5.11. Không được dùng các dụng cụ có khả năng phát sinh tia lửa để mở thùng đựng đất đèn. Khi không có dụng cụ mở chuyên dùng thì trước khi dùng dao cắt, dọc theo đường cắt phải bôi thêm một lớp mỡ dày 2 mm.

5.12. Khi vận hành các thiết bị axetylen cấm:

– tiến hành hàn vá, sửa chữa, chèn hãm thiết bị.

– nạp đất đèn vào ngăn kéo hoặc giỏ bị ẩm ướt.

– nạp quá lượng cho phép ghi trong lý lịch của thiết bị.

– tạo ra một lượng khí vượt quá công suất cho phép ghi trong lý lịch của thiết bị.

– tăng áp suất quá mức cho phép ghi trong lý lịch của thiết bị.

– làm cản trở hoạt động của các bộ phận điều chỉnh tự động trên thiết bị.

– mở nắp tiếp liệu vào buồng cảm ứng khi thiết bị đang có áp suất.

5.13. Nhiệt độ nước làm mát ở nơi phân hủy đất đèn không được vượt quá 80 0C, nhiệt độ khí axetylen không được lớn hơn 90 0C.

5.14. Đối với bình sinh khí axetylen có sản lượng đến 20 m3/giờ thì mẻ khí axetylen sản sinh đầu tiên phải được xả theo đường ống để đẩy không khí ra ngoài. Đối với bình có sản lượng lớn hơn 20 m3 phải dùng nitơ hoặc axit cacbonic từ chai để thổi. Nitơ dùng để thổi không được chứa quá 2,5 % oxy.

5.15. Khi ngừng làm việc lâu, bộ phận chứa khí của bình sinh khí dạng phao chuông phải chừa lại một lượng axetylen khoảng 15 % thể tích của bộ phận tích khí để ngăn chặn không cho nước thâm nhập vào.

5.16. Trong mỗi một ca làm việc phải tiến hành kiểm tra mức nước trong bình dập lửa tạt lại ít nhất 3 lần.

5.17. Trước khi làm vệ sinh, các thiết bị axetylen phải được đẩy hết khí axetylen theo hướng dẫn quy định cho từng loại và lấy hết đất đèn đã ngâm nước ra khỏi khoang chứa.

5.18. Trường hợp các ngăn hoặc giỏ nạp đất đèn của bình sinh khí kiểu “Nước rơi vào đất đèn” và “Nước đẩy vào đất đèn” bị chẩy, khi xả bã đất đèn thì phải nhanh chóng dùng móc dài từ 1,5 – 2 mét kéo chúng ra khỏi gian làm việc và dùng cát khô hoặc bình chữa cháy axit cacbonic để dập. Những cục đất đèn chưa được phân hủy hoàn toàn không được vứt xuống hố chứa bã.

5.19. Chỉ được phép cho máy nén axetylen hoặc máy thổi khí hoạt động khi số lượng khí axetylen trong thiết bị chứa khí đủ đảm bảo cho máy nén hoặc máy thổi có thể làm việc từ 20 phút trở lên với chế độ làm việc bình thường của máy. Nếu là máy nén làm việc tự động liên động thì máy có thể hoạt động khi lượng axetylen trong bộ phận chứa khí đảm bảo cho máy làm việc từ 5 phút trở lên.

5.20. Khi máy đang hoạt động, việc đóng mở các van trên máy nén và máy thổi axetylen phải tiến hành một cách từ từ và nhịp nhàng.

5.21. Nhiệt độ axetylen  ở đường ra của máy nén, máy thổi khí và bộ phận làm mát bổ sung không được vượt quá 35 0C.

5.22. Không được để áp suất ở các cấp của máy nén tăng quá áp suất quy định trong hướng dẫn vận hành.

5.23. Khí sau khi đã dùng để thổi các đường xoắn ruột gà các thiết bị làm lạnh và hút ẩm của máy nén khí phải đưa theo đường ống ra ngoài gian làm việc. Có thể cho đi theo đường ống áp suất thấp có bố trí cơ cấu chắn lửa tại điểm nối, giữa đường áp suất cao và áp suất thấp (nếu thổi bằng hơi axetylen).

5.24. Nhiệt độ trong bộ phận sinh khí, nén khí, nạp khí của trạm axetylen trong thời gian làm việc không được thấp hơn + 16 0C và khi không làm việc không được thấp + 5 0C.

5.25. Việc vận hành trạm axetylen; sửa chữa định kỳ; nạp lại thiết bị sấy của bộ lọc hóa chất phải có hai hay nhiều người cùng tiến hành một lúc. Ở những trạm có 1 đến 2 bình sinh khí axetylen với sản lượng không quá 10 m3/giờ có thể cử một người phục vụ nhưng phải có biện pháp liên lạc với người trực máy.

5.26. Khi phục vụ các bình sinh khí axetylen không được dùng các dụng cụ có khả năng phát sinh tia lửa khi va chạm. Các dụng cụ như chìa vặn, búa, xẻng, thanh nạo, xà beng, phải làm bằng hợp kim đồng có hàm lượng đồng không quá 70 %, hoặc làm bằng vật liệu khác không phát sinh tia lửa khi va chạm.

5.27. Nếu trong quá trình sửa chữa ở trạm axetylen xét thấy có khả năng phát sinh tia lửa, hoặc cần thiết phải sử dụng ngọn lửa trần thì nhất thiết phải cho trạm ngừng hoạt động hoàn toàn, xả hết khí axetylen lấy hết đất đèn và bã đất đèn ra ngoài, đổ đầy nước súc rửa từ ba đến bốn lần rồi mới được tiến hành.

5.28. Trước khi tiến hành công việc sửa chữa phải có biện pháp kỹ thuật an toàn, quản đốc phân xưởng có trách nhiệm trực tiếp theo dõi quá trình sửa chữa.

5.29. Khi ngừng trạm axetylen để sửa chữa phải tiến hành các biện pháp sau:

  1. a) Cho đất đèn trong bình sinh khí phân hủy hoàn toàn;
  2. b) Chuyển tất cả đất đèn ra khỏi trạm, ra khỏi gian mở thùng và kho trung chuyển;
  3. c) Dọn sạch bụi đất đèn trong tất cả các gian;
  4. d) Ngăn cách hố chứa bã đất đèn với các rãnh xả bã;

đ) Ngắt tất cả các mạng khí khác đồng thời lắp nút chắn bịt;

  1. e) Xả hết khí axetylen ra khỏi các máy sinh khí, máy nén, máy thổi, thiết bị chứa khí và đường ống của trạm;
  2. g) Xả hết bã đất đèn ra khỏi bộ phận sinh khí, nhưng không tháo bộ phận sinh khí;
  3. h) Lấy herdtol ra khỏi bộ làm sạch bằng hóa chất và ngăn cách bộ làm sạch với các máy khác;
  4. i) Cho nước vào thiết bị đường ống đến mực nước cao nhất trong khoảng thời gian 10 – 15 phút xả ra, tiến hành làm ít nhất 3 lần;
  5. k) Các thiết bị và đường ống phải được thổi bằng nitơ hỗn hợp nitơ – axetylen phải xả ra ngoài theo hệ thống thông gió chung hoặc hệ thống thông gió chuyên dùng;
  6. l) Cạo sạch bã đất đèn và các chất bền bám ở trong và ngoài thiết bị. Sau đó dùng nước có áp suất đã phun, nếu cần tiến hành hàn thì sau khi cọ rửa xong phải đổ nước vào đến mức cao nhất đã cho phép;
  7. m) Dùng vòi nước có áp suất để rửa các thiết bị và sàn làm việc;
  8. n) Làm sạch kênh xả bã đất đèn.

5.30. Trước khi hàn hoặc sử dụng ngọn lửa trong quá trình sửa chữa phải lấy mẫu khí để phân tích, nếu hàm lượng axetylen trong mẫu không quá  0,3 mg/lít mới được tiến hành.

5.31. Không được đổ bã đất đèn bừa bãi trong khu vực trạm cũng như trong phạm vi gần trạm.

Không được xả nước hòa tan axetylen (từ các thiết bị chứa khí, khoang chứa bã đất đèn…) vào hệ thống thoát nước nếu chưa qua xử lý.

5.32. Trong phạm vi bán kính 10 mét quanh hố chứa bã đất đèn và chỗ tích bã đất đèn phải treo biển “Cấm lửa”.

5.33. Không được để bã đất đèn tràn ra miệng hố. Khi đầy hố phải dọn ngay.

5.34. Các trạm nạp axetylen phải có sổ nhật ký theo mẫu trong phụ lục 3.

5.35. Không được tiến hành nạp axetylen vào các chai:

– không có mầu trắng và chữ axetylen đỏ,

– có sơn có chữ nhưng không rõ ràng,

– đã quá hạn khám nghiệm hoặc ngày tháng khám nghiệm không rõ ràng,

– van khóa không đảm bảo,

– có các khuyết tật khác (nứt, lồi lõm).

5.36. Trước khi đưa chai vào máy nạp phải cân chai bằng cân có độ chính xác 0,1 kg. Đối với những chai không còn đủ 1 kg axeton phải tiến hành nạp thêm axeton.

Việc nạp axeton chỉ được tiến hành khi có dụng cụ chuyên dụng. Trường hợp nạp axeton tự động thì việc cân các chai phải tiến hành ít nhất một lần trong một năm.

5.37. Sau một thời gian ngừng hoạt động lâu hoặc sau khi sửa chữa xong, tất cả các đường ống dẫn và thiết bị trước khi đưa vào vận hành phải thổi bằng axetylen. Khí sau khi thổi phải được xả vào khí quyển qua một cơ cấu chắn lửa.

5.38. Trước khi lắp các chai vào khung nạp phải tiến hành kiểm tra các đệm lót. Các đệm lót không đảm bảo phải thay thế.

5.39. Các chai lắp vào khung nạp phải có xích hoặc dây chằng giữ chắc chắn để tránh đổ rơi.

5.40. Trong quá trình nạp phải đảm bảo nhiệt độ của chai không quá 40 0C. Khi quá nhiệt độ đó phải ngắt chai ra khỏi khung nạp, làm nguội và kiểm tra lại.

5.41. Chỉ cho phép bảo quản axeton trong các gian tiến hành nạp axeton và số lượng không quá 50 kg.

Axeton phải đựng trong bao bì kín.

Việc cấp axeton vào các phân xưởng nạp axetylen với sản lượng trên 20 m3/giờ phải dùng phương pháp nén bằng khí trơ (nitơ). Khí trơ được chứa trong các hầm chứa ngoài khu vực kho bảo quản chai axetylen và nhà xưởng.

5.42. Các biện pháp phòng và chống cháy tại các kho chứa chai axetylen phải thực hiện phù hợp với các quy định ở điều 5.5, 5.6, 5.7 của quy phạm này và các quy định có liên quan của Bộ Nội vụ ban hành.

5.43. Kính ở cửa kho chứa chai đã nạp đầy axetylen phải là kính mờ hoặc kính sơn màu trắng.

5.44. Các chai đầy và chai không, phải xếp ở hai vị trí riêng biệt không để lẫn lộn.

5.45. Các chai axetylen và chai oxy phải được bảo quản ở hai nơi riêng biệt không được để chung.

5.46. Các chai axetylen phải được đặt ở vị trí thẳng đứng trong các ngăn chuyên dùng. Mỗi ngăn có thể xếp nhiều nhất 20 chai và phải có dây chằng để tránh rơi đổ. Lối đi lại giữa các ngăn phải đảm bảo rộng ít nhất 1,4 mét.

5.47. Chỉ được tiếp nhận, bàn giao và thu hồi các chai axetylen có đầy đủ mũ chụp trên van chai.

5.48. Đất đèn dự trữ phải được bảo quản trong kho khô ráo, thoáng mát, mái nhẹ và làm bằng vật liệu không cháy. Phải thường xuyên kiểm tra tình trạng của mái để phòng dột.

5.49. Các kho trung chuyển của trạm axetylen cỡ nhỏ và vừa được phép dự trữ một lượng đất đèn vừa đủ làm việc cho một ngày đêm nhưng không được quá 3000 kg. Đối với những trạm có sản lượng lớn đòi hỏi lượng đất đèn dùng lớn hơn 3000 kg thì phải bố trí nhiều kho trong những tòa nhà riêng biệt. Lượng đất đèn trong mỗi kho này không được vượt quá 3000 kg.

5.50. Các kho bảo quản đất đèn phải được trang bị các phương tiện phòng chống cháy theo quy định trong bảng 6 điều 5.5, 5.6 của quy phạm này. Không được dùng nước để dập cháy đất đèn.

5.51. Các thùng đựng đất đèn ở trong các kho có thể đặt đứng hoặc đặt nằm.

Ở những kho đã tiến hành cơ giới hóa việc xếp dỡ thì cho phép xếp đứng các thùng đất đèn thành 3 tầng. Nếu xếp dỡ bằng thủ công thì cho phép xếp không quá 3 tầng (nếu đặt nằm) và không quá 2 tầng (nếu đặt đứng). Giữa các tầng phải lót bằng gỗ dày 40 – 50 mm. Lối đi lại giữa các chồng thùng đất đèn phải rộng ít nhất 1,5 mét.

5.52. Các công việc mở nắp thùng đất đèn, cân đất đèn, sàng lọc hạt nhỏ và bụi, loại hợp kim sắt – silic phải được tiến hành trong một gian riêng biệt.

Những người làm các công việc này phải đeo mặt nạ phòng độc hoặc khẩu trang chống bụi nhiều lớp.

5.53. Các thùng đất đèn đã bị mở nắp hoặc bị thủng phải mang ra khỏi kho, và đem sử dụng trước.

5.54. Trong kho không được để tích tụ bụi đất đèn. Phải thu dọn, phân hủy hoặc xử lý theo điều 5.10.

5.55. Các bao bì sau khi đã lấy hết đất đèn phải tập trung ở nơi quy định phía ngoài gian sản xuất.

  1. THIẾT BỊ ĐIỀU CHẾ ÔXY

6.1. Ở mỗi trạm oxy phải có bản quy trình công nghệ sản xuất oxy nêu cụ thể điều kiện sản xuất, đặc điểm của trang thiết bị chính cũng như phụ của trạm.

6.2. Chỉ được phép đưa vào vận hành máy, thiết bị hoàn hảo, có đầy đủ dụng cụ kiểm tra, đo lường, thiết bị an toàn và các phụ tùng.

6.3. Tất cả các bình có thể tích lớn hơn 5000 lít và áp suất làm việc lớn hơn 16 at phải được đăng ký tại cơ quan thanh tra kỹ thuật an toàn nồi hơi.

6.4. Tất cả các gian sản xuất của trạm oxy phải được trang bị đầy đủ các phương tiện phòng chống cháy theo quy định của Bộ Nội vụ.

6.5. Nhiên liệu và các chất có nguy cơ cháy phải chứa trong các thùng kim loại có nắp đậy kín và đặt chúng trong các gian riêng.

6.6. Tất cả các gian sản xuất của trạm oxy, bộ phận nạp oxy, kho bảo quản chai oxy phải treo bảng “Cấm lửa”.