TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 4088:1985
SỐ LIỆU KHÍ HẬU DÙNG TRONG THIẾT KẾ XÂY DỰNG
Climatic data for building design
- Nguyên tắc chung
1.1 Tiêu chuẩn này cung cấp các số liệu khí hậu cơ bản nhất dùng để: lập hồ sơ về thiết kế qui hoạch vùng, thiết kế qui hoạch đô thị và các điểm dân cư, thiết kế qui hoạch các cụm công nghiệp, thiết kế tổng mặt bằng các xí nghiệp công nghiệp: khảo sát kĩ thuật cho xây dựng, thiết kế mới và thiết kế cải tạo các xí nghiệp, nhà và công trình
1.2 Các số liệu trong tiêu chuẩn này được xây dựng trên cơ sở các số liệu quan trắc trong nhiều năm của các đài trạm khí tượng thuộc Tổng cục Khí tượng thuỷ văn nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các số liệu của các đài trạm từ vĩ tuyến 17 trở vào chỉ sử dụng làm số liệu tham khảo.
Các hạng mục số liệu cũng như các đài trạm không nêu trong tiêu chuẩn này, các cơ quan thiết kế xây dựng có thể lấy tại các đài trạm khí tượng địa phương hay tại Tổng cục Khí tượng thuỷ văn.
1.3 Các trị số của các cực đại tuyệt đối, cực tiểu tuyệt đối của các hạng mục số liệu lấy trong suốt thời gian quan trắc của địa điểm.
- Nhiệt độ không khí bên ngoài
2.1 Các số liệu về nhiệt độ không khí bên ngoài cho trong các bảng từ N. l đến N.8.
2.2 Các số liệu về nhiệt độ không khí bên ngoài dùng để tính toán nhiệt kĩ thuật, chế độ ẩm và thiết kể kết cấu bao che ngôi nhà; thiết kế thông gió, sưởi và điều tiết không khí tính toán tải trọng nhiệt, đánh giá biên độ dao động nhiệt độ của không khí bên ngoài và tình hình vi khí hậu môi trường bên ngoài, thiết kể tổ chức thi công và dùng vào các mục đích tính toán khác.
2.3 Nhiệt độ trung bình của không khí 5 ngày liên tục nóng nhất lấy trong 3 tháng nóng nhất 5 ngày liên tục lạnh nhất lấy trong 3 tháng lạnh nhất trong năm.
2.4 Biên độ trung bình ngày của dao động nhiệt độ bên ngoài là hiệu số giữa trung bình các cực đại và trung bình các cực tiểu của nhiệt độ không khí bên ngoài trong thời gian cả ngày đêm.
2.5 Nhiệt độ hiệu dụng là một chỉ tiêu sinh lí đánh giá tác động tổng hợp của 3 yếu tố nhiệt, ẩm và gió của môi trường đồi với cơ thể con người và được tính toán theo công thức :
THD = 0,5(TK + TƯ) – 1,94 Ö V
Trong đó :
THD – Nhiệt độ hiệu dụng tính bằng độ hiệu dụng;
TK; Tư – Nhiệt độ của không khí bên ngoài đọc ở nhiệt biểu cầu khô và cầu ước tính bằng độ (oC);.
V – Vận tốc gió tính bằng m/s
- Độ ẩm của không khí bên ngoài
3.1 Các số liệu về độ ẩm của không khí bên ngoài cho trong các bảng A1 và A2.
3.2 Các số liệu về độ ẩm của không khí bên ngoài dùng để tính toán chế độ ẩm của kết cấu bao che ngôi nhả và dùng cho các mục đích tính toán khác.
- Bức xạ mặt trời.
4.1. Các số liệu về bức xạ mặt trời cho trong các bảng từ B1 đến B4
4.2. Các số liệu về bức xạ mặt trời dùng để tính toán ổn định nhiệt của kết cấu bao che ngôi nhà,. kết cấu che nắng, nhiệt kĩ thuật, chọn hướng nhà và dùng vào các mục đích tính toán khác.
- Gió
5.1. Các số liệu về gió cho trong các bảng từ G1 đến G6
5.2. Các số liệu về gió dùng để chọn các giải pháp quy hoạch hố trí các cụm công nghiệp, khu dân cư, tính toán thấm không khí của kết cấu bao che, chọn hướng nhà, tính toán tải trọng gió và dùng vào các mục đích tính toán khác.
5.3. Các hướng gió được ghi theo kí hiệu quốc tể, tương ứng với các kí hiệu Việt Nam như trong bảng sau :
Kí hiệu quốc tế Kí hiệu Việt Nam đọc là
Kí hiệu quốc tế | Kí hiệu Việt Nam | Đọc là |
N | B | Bắc |
NNE | BĐB | Bắc Đông Bắc |
NE | ĐB | Đông Bắc |
ENE | ĐĐB | Đông Đông Bắc |
E | Đ | Đông |
ESE | ĐĐN | Đông Đông Nam |
SE | ĐN | Đông Nam |
SSE | NĐN | Nam Đông Nam |
S | N | Nam |
WSW | TTN | Tây Tây Nam |
W | T | Tây |
WNW | TTB | Tây Tây Bắc |
NW | TB | Tây Bắc |
NNW | BTB | Bắc Tây Bắc |
Chú thích: Khi nói gió có hướng Bắc (hoặc hướng bất kì nào khác) có nghĩa là gió thổi từ hướng Bắc (hoặc hướng bất kì nào khác) tới điểm quan sát
5.4. Trong bảng G5 các giá trị tần suất hướng, nhiệt độ và vận tốc của gió cả ngày được tính toán trên cơ sở các số liệu quan trắc lúc 1,7,13,19 giờ; ban ngày 7,13 giờ; ban đêm 19, 1 giờ.
5.5. Trong bảng G6, một ngày quy ước là có gió khô nóng đến lúc 13 giờ có các điều kiện khí tượng như sau : nhiệt độ của không khí lớn hơn 30oC, độ ẩm tương đối của không khí nhỏ hơn hoặc bằng 50% và vận tốc gió lớn hơn hoặc bằng 1m/s.
- Mưa
6.1. Các số liệu về mưa cho trong các bảng M1 và M2
6.2. Các số liệu về mưa dùng để thiết kế thoát nước mưa cho công trlnh, quy hoạch và thiết kế tổ chức thi công.
- Các yếu tố khí hậu khác
7.1. Các yếu tố khí hậu khác cho trong các bảng từ Y1 đến Y7.
7.2. Trong bảng Y4, độ mây được tính theo 1/8 bầu trời.
Danh mục các bảng số liệu
- Nhiệt độ của không khí bên ngoài
Bảng N.1 – Nhiệt độ trung bình của không khí
Bảng N.2 – Nhiệt độ cực đại trung bình của không khí
Bảng N.3 – Nhiệt độ cực tiểu trung bình của không khí
Bảng N.4 – Nhiệt độ cực đại tuyệt đối và cực tiểu của không khí
Bảng N.5 – Biên độ trung bình ngày của nhiệt độ không khí
Bảng N.6 – Nhiệt độ trung bình 5 ngày nóng nhất và trung bình 5 ngày lạnh nhất
Bảng N.7 – Nhiệt độ hiệu dụng trung bình của không khí
Bảng N.8 – Số giờ có nhiệt độ trung bình của không khí
- Độ ẩm của không khí bên ngoài
Bảng A.1 – Độ ẩm tương đối trung bình của không khí
Bảng A.2 – Cực tiểu tuyệt đối của độ ẩm tương đối của không khí
- Gió
Bảng G.1 – Vận tốc gió trung bình
Bảng G.2 – Tần suất và vận tốc trung bình các hướng gió
Bảng G.3 – Vận tốc gió cực đại có thể xảy ra theo thời gian
Bảng G.4 – Tần suất các cấp tốc độ gió
Bảng G.5 – Tần suất, nhệt độ và vận tốc của gió
Bảng G.6 – Số ngày có gió khô nóng
- Bức xạ mặt trời
Bảng B.1 – Độ cao và góc phương vị của mặt trời
Bảng B.2 – Biểu đồ chuyển động biểu kiến của mặt trời
Bảng B.3 – Trực xạ trên mặt bằng
Bảng B.4 – Trực xạ trên các mặt đứng 8 hướng
- Mưa
Bảng M.1 – Lượng mưa trung bình
Bảng M.2 – Lượng mưa cực đại (mm) trong 10,15,30,60 phút
- Các yếu khí hậu khác
Bảng Y.1 – Số giờ nắng trong ngày
Bảng Y.2 – Tổng số giờ nắng
Bảng Y.3 – Số ngày quang mây, nhiều mây
Bảng Y.4 – Độ mây
Bảng Y.5 – Số ngày có dông
Bảng Y.6 – Số ngày có mưa phùn
Bảng Y.7 – Số ngày có sương mù
TCVN_4088-1985_So-lieu-khi-hau-dung-trong-thiet-ke-xay-dung.pdf