Nhà ở cao tầng – tiêu chuẩn thiết kế


Nhà ở cao tầng – tiêu chuẩn thiết kế được quy định chi tiết và nghiêm ngặt theo pháp luật nhằm mục đích đảm an toàn thi công cũng như chất lượng cuộc sống. Thêm nữa, những tòa nhà cao tầng phải mang vẻ đẹp độc đáo riêng. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin cần thiết khi thiết kế nhà cao tầng.

Nhà ở cao tầng – tiêu chuẩn thiết kế chuẩn xác nhất

Bất kỳ đơn vị thi công nào đều phải đáp ứng các quy chuẩn thiết kế nhà cao tầng hay nhà 2 tầng mái thái 2023 như đảm bảo yếu tố an toàn, bền vững, có tính thẩm mỹ phù hợp với điều kiện môi trường, khí hậu và nhu cầu sử dụng của con người. Bên cạnh đó còn các yêu cầu về an ninh, phòng chống cháy nổ, chống ồn, vệ sinh môi trường và cảnh quan.

Thiết kế tầng hầm để xe cho nhà cao tầng

Thep tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng mới nhất do Viện Nghiên cứu kiến trúc biên soạn thì có quy định đối với hầm để làm bãi đỗ xe như sau:

Quy định hiện hành với quy chuẩn thiết kế hầm để xe:

Chiều cao tối thiểu của hầm là 2,2m

Lối ra của tầm hầm thông ra đường chính và không được thông với hành lang của toàn nhà.

Số lượng lối ra của tầng hầm không ít hơn 2 và có kích thướng không từ 0,9mx1,2m đổ lên.

Phải có ít nhất 1 thang máy xuống dưới tầng hầm của tòa nhà.

Nền và cách hầm phải đổ bê tông cốt thép có chiều dày tối thiểu là 20cm. Đảm bảo tránh được mạch nước ngầm và nước thải.

Nhà ở cao tầng - tiêu chuẩn thiết kế chuẩn xác nhất
Nhà ở cao tầng – tiêu chuẩn thiết kế chuẩn xác nhất

Tiêu chuẩn bãi đậu xe chung cư:

Chỗ để xe ô tô: Tính từ 4 hộ trở lên, diện tích bố trí để 1 xe: 25m2/ xe

Chỗ để mô tô, xe máy: tính từ 2 xe máy trở lên, diện tích 1 xe 2,5m2-3m2/ xe

Chỗ để xe đạp: tiêu chuẩn với diện tích 0,9m2/ xe

Quy chuẩn độ dốc tầng hầm:

Độ dốc tối thiểu lối đi xuống tầm hồm là 14% so với chiều sâu

Độ dốc thằng và đường dốc cong là 17%

Nhà ở cao tầng – tiêu chuẩn thiết kế: Thiết kế điện cho tòa nhà cao tầng

Tiêu chuẩn nhà cao tầng với thiết kế cung cấp điện phải đáp ứng đủ điện năng cho các hộ sử dụng. Ngoài ra phải đảm bảo chất lượng trong phảm vi cho phép với các yêu cầu như sau:

Đảm bảo cung cấp điện cao tuy theo tính chất phụ tải

Chất lượng điện năng luôn được đảm bảo. Chủ yếu là độ lệch và dao động điện áp bé nhất và trong phạm vi giá trị cho phép so với định mức

Đáp ứng các tiêu chí về an toàn sử dụng

Bố trí các thiết bị phù hợp với không gian tòa nhà, tiện lợi, dễ sử dụng và sửa chữa, bảo dưỡng.

Tổng chi phí vận hành trong năm thấp.

Thiết kế thang thoát hiểm

Thang thoát hiểm hay còn biết đến là lối thoát hiểm t hường được sử dụng khi tòa nhà hay công trình sử dụng bất ngờ gặp sự cố. Thiết kế thang thoát hiểm phải đảm bảo nhũng điều kiện sau:

Cửa thiết kế từ phòng tầng một lưu thông trự tiếp ra ngoài tòa nhà hoặc từ tiền sảnh ra ngoài.

Cửa của mọi phòng đều dẫn tới thang thoát ra ngoài trực tiếp hoặc qua tiền sảnh ra ngoài.

Cửa từ các phòng thông qua lối đi chính hoặc qua hành lang có lối ra ngoài hoặc tới thang thoát hiểm ra ngoài.

Cửa từ các phòng cùng tầng có bậc chịu lửa trên cấp 3, không chứa các ngành sản xuất có tính nguy hiểm hạng A,B,C.

Đường thoát hiểm phải đảm bảo sự dui chuyển an toàn trong một thời gian nhất định. Thông thường những lối thoát này sẽ dẫn đến hành lang, tiền sảng hoặc buồng thang. Lối thoát nạn phải đảm bảo mọi người trong căn hộ có thể ra ngoài 1 cách an toàn khộ bị khói bụi bao trùm trong 1 khoảng thời gian.

Thiết kế thang thoát hiểm
Nhà ở cao tầng – tiêu chuẩn thiết kế chuẩn xác nhất

>> Xem thêm: Tiêu chuẩn xây dựng chung cư theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Khi các lối thoát nạn có từ 2 buồn thang qua tiền sảnh chung thì 2 buồng thang đó phải cố lối ra trực tiếp đảm bảo:

Có các lối ra ngoài đặt thông qua ngăn cửa đệm

Có các lối từ tầng hầm, tầng chân cột thông ra ngoài

Thiết kế hệ thống cấp nước và thoát nước

Hệ hống cấp và thoát nước sinh hoạt và chưa cháy của một tòa nhà cao tầng phải đáp ứng những quy định trong tiêu chuẩn như sau:

Sử dụng thiết kế ống nước phù hợp mới mức độ tiêu dùng và có sự tiện nghi. Thông thường sẽ khoảng 200 lit/người/ ngày/ đêm đến 300 lít/ người/ ngày đêm. Tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy là 2,5 lít/ giây/ cột. Số lượng cột nước chữa bên trong nhà là 2.

Phân vùng cấp nước để đảm bảo lưu lượng và áp lực nước để sử dụng.

Áp lực nước được sử dụng trong các công cụ vệ sinh trong hệ thống cấp nước sinh hoạt nhỏ hơn 60m. Áp lực tự do thường xuyên trong họng chưa cháy đảm bảo chiều cao cột nước từ 6m trở lên.

Hệ thống cấp nước phải hoạt động liên tục để đảm bảo nhu cầu sử dụng của cả tòa nhà hay mẫu nhà biệt thự tân cổ điển.

Xử lý tiếng ồn do môi trường, thủy lực va đập cho các thiết bị cấp nước.

Có két áp lực hoặc bể chứa phía trên mái nhà cao tầng và khối lượng nước tích trữ để đảm bảo nhu cầu nước được sử dụng trong 10 phút.

Ống nước phải được thiết kế riêng biệt, đảm bảo nước dùng và cứu hỏa không bị dùng vào mục đích khác.

Nước thải sinh hoạt phải đáp ứng tiêu chuẩn cấp nước và được thiết kế theo chế độ tự chảy.

Tòa nhà phải có hệ thống thoát nức trên mái và thoát nước tầng hầm.

Thiết kế hệ thống cấp nước và thoát nước
Thiết kế hệ thống cấp nước và thoát nước

Nhà ở cao tầng – tiêu chuẩn thiết kế: Thiết kế khu vực thu gom rác

Nhà cao tầng phải có khu vực thu gom rác đảm bảo các quy định về cháy nổ, vệ sinh môi trường. Hệ thống thu gom rác trong nhà cần đáp ứng các yêu cầu sau:

Cửa ống thu rác phải được bố rí tại buồng thu rác của từng tầng. Mỗi buồng thu rác được thiết kế khép kín, có hệ thống thông gió tự nhiên hoặc cưỡng bức. Không tỏa mùi ra các căn hộ.

Khoảng cách từ các căn hộ đến buồng thu rác khoảng 25m

Lối vào buồn thu rac mỗi tầng căn hộ phải trang bị khoang nệm chống cháy, có hệ thống báo cháy tự động.

Cấu trúc của hệ thống thu rác được cấu tạo từ các tấm chắn, van, cửa buồng chống cháy làm bằng vật liệu chống cháy, chống ăn mòn. Cửa kín khít, ngăn mùi, có cơ cấu chắn khói.

Thùng gom rác được đặt mỗi tầng trong phòng riêng không gây cản trở việc đi lại và thoát hiểm.

Các loại rác có nguy cơ cháy nổ và phát tán dịch bệnh không được thu gom rác.

Nhà ở cao tầng - tiêu chuẩn thiết kế: Thiết kế khu vực thu gom rác
Thiết kế khu vực thu gom rác

Nhà ở cao tầng – tiêu chuẩn thiết kế: Tiêu chuẩn về hệ thống an ninh

Hệ thống an ninh luôn là tiêu chuẩn hàng đầu được áp dụng trong mỗi tòa nhà cao tầng. Hệ thống này sẽ kiểm soát ra vào hay các lỗi quan trọng, các khu vực an ninh, văn phòng cán bộ,.. giúp tòa nhà hoạt động trơn tru. Thông thường sẽ đảm bảo những tiêu chí sau:

Yêu cầu phân cấp và quy định đối với công tác bảo về và kiểm soát tòa nhà

Hệ thống quản lý đối với nhân viên tòa nhà như: Thiết bị chấm công tự động, quản lý nhân sự, quản lý khách hàng, quản lý an ninh…

Nhà ở cao tầng - tiêu chuẩn thiết kế: Tiêu chuẩn về hệ thống an ninh
Tiêu chuẩn về hệ thống an ninh

Thiết kế hệ thống thông gió

Hệ thống thông gió là nơi điều hòa không khí cho cả tòa nhà. Chính vì thế hệ thống này tất nhiên phải đáp ứng yêu cầu của nhà ở cao tầng – tiêu chuẩn thiết kế.

Tòa nhà có thể sử dụng thiết kế hệ thống điều hòa trung tâm trong không gian công cộng. Đối với khu vực căn hộ, nên thiết kế hệ thống điều hòa cục bộ. Mỗi căn phòng phải được lắp đặt các thiết bị điều hòa đường ống dẫn nước một cách hợp lý mà không ảnh hưởng đến cấu trúc ngôi nhà.

Tòa nhà phải được thiết kế cửa sổ, của đơn gió tạo không gian thoáng mát tự nhiên. Để tốt hơn hãy tìm giải pháp cách nhiệt, che nắng cho cả tòa nhà.

Thiết kế hệ thống thông gió
Thiết kế hệ thống thông gió

Trên đây là toàn bộ thông tin xoay quanh vấn đề nhà ở cao tầng – tiêu chuẩn thiết kế mà quý gia chủ có thể tham khảo cho công trình mình sắp khởi công. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ chúng tôi theo Hotline 089 888 6767 để nhận tư vấn kỹ càng.