Khi xây dựng nhà ở hay các công trình dân dụng khác luôn phải tuân theo một bộ tiêu chuẩn nhất định để đảm bảo độ an toàn cũng như tính thẩm mỹ. Dưới đây chính là những quy định chi tiết về quy chuẩn xây dựng nhà dân dụng do Bộ trưởng Bộ xây dựng ban hành.
Tiêu chuẩn xây dựng nhà dân dụng là gì?
Trước hết hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sơ lược về công trình dân dụng.
Công trình dân dụng được pháp luật quy định là công trình xây dựng bao gồm các loại nhà ở, nhà và công trình công cộng. Cụ thể hơn, đó là nhà ở, biệt thự, chung cư, nhà liền kề hay các công trình như: bệnh viện, khách sạn, trường học, công xưởng, công viên, cầu đường, hầm đi bộ…
Tiêu chuẩn xây dựng nhà dân dụng là những quy tắc, quy chuẩn do nhà nước ban hành để đảm bảo cho mọi công trình dân dụng đều được xây dựng một cách an toàn, chất lượng tốt.
Nhà ở là nơi con người sinh hoạt hàng ngày, nghỉ ngơi, thư giãn, sinh sống cùng gia đình, người thân. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, ngôi nhà dân dụng cần được xây dựng theo quy chuẩn chặt chẽ để chắc chắn các thành viên trong gia đình cũng như mọi người trong xã hội được bảo vệ, bình an.
>>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu tiêu chuẩn tính diện tích sàn xây dựng và cách tính chuẩn xác nhất
Tổng hợp tiêu chuẩn xây dựng nhà dân dụng
Quy chuẩn kỹ thuật
DANH MỤC
Đất dân dụng
Tùy thuộc vào loại hình đô thị mà sẽ có những yêu cầu khác nhau về đất dân dụng tiêu chuẩn. Ví dụ, loại đô thị 1 – 2 thì đất bình quân 45 – 60㎡/người, mật độ dân số 220 – 165 người/ha. Loại đô thị 3 – 4 thì bình quân 50 – 80㎡/người, mật độ dân số 200 – 125 người/ha. Loại đô thị cuối cùng, loại 5 thì bình quân 70 – 100㎡/người, mật độ dân số 145 – 100 người/ha.
Cây xanh
Các đô thị phải đảm bảo quy hoạch, trồng đủ tiêu chuẩn về cây xanh và phải thuận tiện cho mọi người cùng sử dụng. Có thể áp dụng gây dựng nhiều loại cây xanh khác nhau như ở ven sông, ven biển, kênh rạch, hồ…
Cây xanh không chỉ giúp tạo ra oxi, không khí trong lành, tươi mát mà còn giúp làm đẹp cảnh quan, giúp cho người dân được thư giãn, nghỉ ngơi. Có nhiều loại cây tán rộng còn giúp tỏa bóng mát, tránh nóng hay những mùa hoa nở còn giúp tô điểm cảnh vật đô thị.
Tiêu chuẩn về kiến trúc
Ban công, hành lang
Đây là nơi nhận được nhiều ánh sáng nhất trong nhà. Thông thường sẽ được trồng thêm các loại cây cối để làm cho không khí trong nhà trong lành hơn. Đồng thời, tạo ra một nơi để thư giãn, thả lỏng sau tuần làm việc mệt mỏi.
Hơn cả chức năng làm không gian thêm rộng rãi, thoáng mát, ban công hay hành lang tiêu chuẩn chính là nơi thoát hiểm quan trọng của căn nhà. Nếu có hỏa hoạn xảy ra trong nhà, nhà ống 2 tầng của bạn mà không thể thoát bằng cửa chính thì ban công chính là nơi an toàn nhất, lý tưởng nhất để giúp bạn tránh khỏi nguy hiểm. Đây là nơi dễ thấy nên bạn dễ dàng truyền đi tín hiệu cầu cứu.
Nhà bếp
Đây chắc chắn là căn phòng không thể thiếu của mỗi gia đình. Dù theo phong cách nào đi chăng nữa thì nhà bạn nhất định phải có phòng bếp. Tiêu chuẩn về phòng bếp lý tưởng là nên tiện dụng, sắp xếp được đủ dụng cụ nhà bếp. Nhà bếp thường là nơi chứa nhiều đồ nhất như: tủ lạnh, bồn rửa, tủ bếp, bếp ga hoặc bếp điện, tủ đựng bát đĩa… Đặc biệt nhà bếp phải thoáng mát, thông khí để mùi đồ ăn không bị lưu lại quá lâu trong nhà nhà của bạn gây khó chịu, thiếu sạch sẽ.
Phòng khách
Nơi tiếp khách chắc chắn là nơi phải được bố trí sang trọng, sạch sẽ, hiện đại bởi nơi này chính là đại diện cho cả ngôi nhà. Tùy vào diện tích của căn nhà mà phòng khách có kích thước khác nhau. Tuy nhiên, thông thường tiêu chuẩn phòng khách nên có diện tích tối thiểu là 20m² đối với những căn nhà thông thường. Đối với những căn biệt thự diện tích rộng rãi thì không quy định về diện tích tối đa.
Tiêu chuẩn về hệ thống kỹ thuật
Hệ thống đèn điện
Đèn điện ngày nay là điều tối thiểu phải có đối với cả những ngôi nhà ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Hệ thống đèn điện phải đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho các hoạt động sinh hoạt thường ngày của các thành viên trong gia đình. Dây điện trong nhà phải được xây chìm trong tường hoặc dưới đất tránh tình trạng hỏng hóc, vị va đập gây chập điện, cháy nổ. Đương nhiên, hệ thống đường dây điện cũng phải được thiết kế cẩn thận, tỉ mỉ để dễ dàng cho công đoạn bảo trì, sửa chữa, bảo dưỡng.
Hệ thống đường ống nước
Theo tiêu chuẩn, ống nước phải được lắp đặt ngầm trong tường tránh trường hợp đáng tiếc như nứt, vỡ gây rò rỉ nước tốn kém mà gia đình lại không có đủ nước để dùng. Đặc biệt lưu ý, hệ thống điện và nước không thể đi liền với nhau mà phải được thiết kế độc lập, nhưng vẫn đảm bảo tiêu chí bảo dưỡng, sửa chữa dễ dàng.
Ngôi nhà, công trình an toàn luôn là những yếu tố đầu tiên cần xét đến trong quá trình xây dựng. Hi vọng bộ tiêu chuẩn xây dựng nhà dân dụng trên đây có thể giúp cho bạn có những kiến thức cần thiết khi xây dựng nhà ở, xây nhà trọ 2 tầng bằng thép tiền chế, công trình dân dụng.